Chế độ ăn uống của một bệnh nhân ung thư

Câu chuyện thật được chia sẻ từ chính người trong cuộc về hành trình phát hiện, "chống chọi" lại căn bệnh hiểm nghèo và những phương pháp chăm sóc sức khoẻ đơn giản tại nhà.
By Tình Vũ
04/06/2020 10:21

Ông Phạm Quang Trung sinh năm 1949 quê ở Hoài Đức, Hà Nội, hiện đang cư trú tại phố Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội chính là cựu chiến binh năm xưa phát hiện ung thư vào tháng 9/2015 khi có biểu hiện ho nặng, uống thuốc ho nhưng bệnh không hề thuyên giảm.

Lúc này ông mới quyết tới bệnh viện Giao thông Vận tải để kiểm tra. Tại đây, ông được bác sỹ cho đi nội soi dạ dày, thực quản. Sau 3 ngày, ông nhận được kết quả sinh thiết, kết luận ông bị ung thư biểu mô 1/3 dưới thực quản. Cầm kết quả bị ung thư trên tay không khác gì tiếng sét bên tai, ông không tin một con người đang khỏe mạnh lại có thể mắc căn bệnh ác tính. Ngay sau đó, ông được bác sỹ làm thủ tục chuyển tới bệnh viện K3, cơ sở tại Tân Triều. Tại bệnh viện K, sau khi làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết ông cũng nhận được kết quả tương tự. Lúc này ông mới thực sự tin mình mắc bệnh ung thư.

Ông Trung đến thăm khám tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường

Được bác sỹ khuyên đi điều trị hóa trị, xạ trị nhưng ông từ chối xin về nhà tự chữa bệnh. Quyết định của ông khiến cho vợ con rất ngạc nhiên. Ông chia sẻ mình có 2 người bạn đã chết trong thời gian hóa trị. Đồng thời, ông cũng lo lắng sau hóa trị, nếu có khỏi bệnh cũng không còn sức khỏe. Và đó là lúc ông đánh liều đưa ra một quyết định khác.

Ông Trung đã tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị bao gồm uống thuốc Nam tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường (ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) theo phác đồ của Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang kê và áp dụng một chế độ ăn uống đặc biệt. Ông bật mí:

Vào buổi sáng, chế độ ăn của ông Trung bao gồm: 15 ngọn húng quế, một quả dưa chuột, một ít lô hội (nha đam), một lát gừng, uống một quả dừa xiêm. Ăn xong những loại rau quả trên thì ăn sáng như bình thường.

“Bữa sáng tôi thường phải ăn thật no. Những món ăn vào bữa sáng của tôi có thể là cơm, có hôm tôi lại ăn phở, ăn bún hoặc ăn xôi…”, ông Trung chia sẻ.

Đến bữa trưa, ông Trung sử dụng các thực phẩm gồm: 1,4g rau diếp cá, một quả dưa chuột, một quả mướp đắng, một quả ớt chuông Đà Lạt, một quả dừa xiêm. Sau đó, ông ăn bữa trưa như bình thường nhưng chỉ ăn hơi no.

Vào buổi tối, ông thường ăn rất ít hoặc nhịn không ăn. “Thực đơn buổi tối của tôi cũng giống như buổi trưa, riêng nước dừa xiêm thì không cần uống. Ăn xong các loại rau thì tôi ăn cơm nhưng chỉ ăn một bát nhỏ, thậm chí có hôm tôi nhịn không ăn”, ông Trung cho biết.

Theo ông Trung, trong chế độ ăn uống nghiêm ngặt của mình, có hai nguyên tắc quan trọng bắt buộc người bị bệnh ung thư tuân thủ. Một là tuyệt đối không được ăn thịt bò và sữa vì nó tạo ra môi trường nuôi dưỡng tế bào ung thư. Hạn chế ăn thịt lợn, thịt gà và ưu tiên ăn cá. Hai là ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa ăn thường phải kéo dài từ 45 phút, thậm chí là một tiếng đối với người răng kém.

“Quan điểm của tôi là đã sống thì phải xác định sống - chết rất rõ ràng. Tức là tôi sống thì phải vui vẻ, nếu chết thì gia đình cũng không được bi lụy. Tôi cũng động viên gia đình và dòng họ để mọi có niềm tin rằng bệnh gì cũng có cách chữa trị. Chính vì vậy, tôi và gia đình rất lạc quan, không buồn đau khi có ai nhắc tới căn bệnh ung thư”, ông Trung tâm sự.

Ngoài uống thuốc, tập luyện thể dục và giữ tinh thần lạc quan yêu đời là yếu tố để vượt qua bệnh tật

Với tư tưởng thoải mái về cái chết và bệnh tật, người cựu chiến binh rất bình thản trước cửa ải sinh tử. “Phải luôn tự tin trong chữa bệnh và hy vọng mình sẽ sống. Đi đâu được thì cứ đi, chỗ nào vui thì cứ đến”, ông Trung chia sẻ.

Ngoài bài tập vẩy tay vào buổi sáng, buổi chiều ông Trung chọn cách đi bộ nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, rèn luyện sức bền. Tuy nhiên, việc đi bộ cũng phải có bí quyết. “Một ngày tôi thường đi bộ 30 phút, tương đương với 3km. Tôi đi với tốc độ khoảng 1km trong 12-13 phút. Khoảng thời gian tôi đi bộ thường từ 3 giờ chiều trở đi”, ông chia sẻ. Với những bí quyết chữa bệnh của bản thân, người cựu chiến binh hy vọng những bệnh nhân ung thư khác cũng có thể áp dụng phần nào để đẩy lùi bệnh tật của mình, đồng thời sống lạc quan, yêu đời dù phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo.

“Bao nhiêu năm chiến đấu trên chiến trường, bom rơi đạn lạc không chết, có lẽ nào tôi lại phải đầu hàng căn bệnh ung thư! Sau 9 tháng, bệnh viện thông báo không còn dấu vết nào của ung thư. Nỗi sung sướng này chỉ có vợ con tôi, gia đình và dòng họ tôi cảm nhận rõ nhất” - Ông Trung chia sẻ.

Ông cho biết thêm mấy năm gần đây, sức khoẻ ông vẫn khoẻ mạnh, sinh hoạt tốt, ngày nào ông cũng rèn luyện thể dục thể thao và luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời.

comment Bình luận

largeer