Đông y trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng là chứng vị quản thống, trong đó tinh thần lo lắng, áp lực, giận dữ hay ăn uống thất thường sẽ làm khí huyết uất trệ gây ra đau.
By Thái Lâm
30/05/2020 09:36

Bác sĩ thực hiện phương pháp cấy chỉ trong điều trị viêm dạ dày

Việc điều trị kết hợp Đông - Tây y là một xu thế của thời đại, nếu kết hợp đúng cách sẽ tăng hiệu quả điều trị, giảm thiểu tác dụng phụ.

Cụ thể, trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, các huyệt cần châm cứu các huyệt gồm Trung quản, Thượng quản, Hạ quản, Túc tam lý, Hành gian, Thái xung, Lãi câu, Thần môn… Có thể kết hợp với phương pháp dưỡng sinh, xoa bóp như xoa trung tiêu, phình thóp bụng… và điều trị bằng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tối đa cho người bệnh.

Tùy vào từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn bài thuốc và gia giảm liều lượng hợp lý. Trong đó, các bài thuốc thường được sử dụng và có hiệu quả điều trị tốt như: Hương cúc bồ đề nghệ, Hương sa lục quân, Tiêu dao tán…

Theo PGS.TS.BS. Trịnh Thị Diệu Thường - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM , các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày - tái tràng thường gặp là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng giờ, uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm (như corticoid, NSAID) hay bị căng thẳng, lo âu, áp lực.

Ngoài ra, hút thuốc lá và yếu tố di truyền cũng là yếu tố góp phần gây ra bệnh. Việc điều trị kết hợp Đông - Tây y là một xu thế của thời đại, nếu kết hợp đúng cách sẽ tăng hiệu quả điều trị, giảm thiểu tác dụng phụ.

Để được chẩn đoán đúng, tìm ra nguyên nhân cũng như tiếp cận được các phương pháp điều trị có hiệu quả, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế có uy tín.

comment Bình luận

largeer