Muốn livestream trên mạng xã hội phải đảm bảo 2 điều kiện

Chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà, nếu không chỉ được xem tin, bài.
By Hoàng Lâm/Sức Khỏe Cộng Đồng
03/07/2020 13:56

Chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà, nếu không chỉ được xem tin, bài.

Chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà, nếu không chỉ được xem tin, bài.

Theo báo cáo đánh giá tác động việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Để hạn chế tình trạng “báo hóa” mạng xã hội (mạng xã hội hoạt động như báo điện tử, như trang thông tin điện tử tổng hợp), Bộ Thông tin và Truyền thông có thể phối hợp với cơ quan liên quan như ngành thuế, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước... để tiến hành truy thu thuế với các cá nhân có doanh thu phát sinh trên Facebook, Google.

Thực tế, trong năm 2018, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã tiến hành thu thập thông tin của các tổ chức, cá nhân phát sinh dòng tiền từ các tổ chức nước ngoài như Google Play, Apple Store, Youtube... Qua đó, đã lập được danh sách của 47 tổ chức với số tiền trên 78,6 tỷ đồng, và 526 cá nhân với số tiền 291,3 tỷ đồng trên địa bàn Hà Nội.

Phương án này sẽ quy định, “mạng xã hội” mang tính bao quát bản chất, phù hợp với thực tế, phân biệt rạch ròi với các dịch vụ chuyên ngành khác. Cụ thể, mạng xã hội chỉ là nền tảng, công cụ để người sử dụng trao đổi thông tin, không tự cung cấp thông tin, các dịch vụ khác.

“Chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà, nếu không chỉ được xem tin, bài”- báo cáo đánh giá tác động nêu.

Đồng thời bổ sung quy định về giao diện trang chủ mạng xã hội; mạng xã hội đăng tải thông tin của thành viên theo thời gian thực, không sắp xếp vào các chuyên mục.

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải có trách nhiệm “tiền kiểm” nội dung đăng trên mạng xã hội, không cho phép thành viên đăng tải các bài viết giống sản phẩm báo chí (có nguồn hay tự viết bài).

Chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền: Thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức; cung cấp dịch vụ livestream. Đối với hoạt động livestream của thành viên, chỉ được livestream hoạt động văn hóa, giải trí, quảng cáo, khoa học công nghệ, thường thức.

“Mạng xã hội cung cấp đa dịch vụ sẽ phải gỡ bỏ các dịch vụ chuyên ngành vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp không tuân thủ sẽ yêu cầu mạng xã hội dừng hoạt động”.

Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, giải pháp này sẽ giúp Nhà nước quản lý hiệu quả hơn. Khi tình trạng “báo hóa” mạng xã hội được hạn chế triệt để sẽ giảm được sự bức xúc của người dân và của toàn xã hội. Bên cạnh đó, người dân sẽ được hưởng lợi khi các dịch vụ kinh doanh có điều kiện khác được các doanh nghiệp cung cấp một cách minh bạch hơn.

Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan chủ trì soạn thảo) cũng đề xuất đưa các quy định về quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới đã được quy định tại Thông tư 38/2016/TT-BTTTT lên dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013 của Chính phủ.

Cụ thể, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết trong các trường hợp: Cung cấp thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam, không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Các trang web cung cấp dịch vụ nội dung có từ 1 triệu lượt tương tác hoặc từ 10.000 thành viên thường xuyên hàng tháng trở lên phải thực hiện các nghĩa vụ: Thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông; phối hợp với Bộ để xử lý thông tin vi phạm theo quy trình.

Phải ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ, thông tin vi phạm trong vòng 24h đến 48h khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

Người sử dụng tại Việt Nam có quyền thông báo vi phạm yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới xử lý; thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông về những vi phạm nội dung trên các website cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời khởi kiện nếu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nội dung vi phạm thuộc chuyên ngành quản lý và chuyển tới Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Bài liên quan
comment Bình luận

largeer