Ths.Bác sĩ Mai Văn Sâm – chuyên gia đầu ngành trong mổ mở tuyến giáp

Nhắc đến các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tuyến giáp, người ta không thể không nhắc đến ThS.Bác sĩ Mai Văn Sâm – Giảng viên Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Đại học Y Hà Nội; tư vấn chuyên môn Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt; giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội; Chủ tịch CLB người bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp; nguyên bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Không chỉ là chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về các bệnh lý tuyến giáp, luôn đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh, bác sĩ Sâm còn được mệnh danh là “bàn tay ma thuật” trong phẫu thuật mở tuyến giáp, với tiêu chí “loại bỏ triệt để khối u mà vẫn giữ tính thẩm mỹ cho người bệnh”.
By Hồng Lĩnh
04/07/2020 16:12

Ths.Bác sĩ Mai Văn Sâm

-Thưa Ths.Bác sĩ Mai Văn Sâm! Trong vòng 10 năm trở lại đây, ung thư tuyến giáp (UTTG) được xếp hạng là loại ung thư có tốc độ gia tăng cao hơn bất kỳ loại ung thư nào. Bác sĩ có thể chia sẻ những thông tin cơ bản về loại ưng thư này?

Ở giai đoạn sớm, UTTG thường không gây ra triệu trứng, âm thầm phát triển và di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Ở giai đoạn này, hầu hết người bệnh phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ.

Khi UTTG có triệu chứng, người bệnh sẽ sờ thấy một khối ở tuyến giáp. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, như: Khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở, đau trong xương… sẽ xuất hiện và tăng nặng từng ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Mặc dù UTTG có tốc độ gia tăng mạnh nhất trong các loại ung thư. Tuy nhiên, UTTG thực sự không đáng sợ như những gì chúng ta vẫn nghĩ. Trong các loại ung thư, UTTG có tiên lượng tốt nhất. Tỷ lệ sống sau 5 năm chiếm trên 98,1% và tỷ lệ tử vong gần như không thay đổi. Thậm chí, di căn xa ở những bệnh nhân lớn tuổi có tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn trên 50%… Phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

-Bệnh nhân tuyến giáp được chỉ định mổ khi nào, thưa bác sĩ?

Bệnh nhân tuyến giáp được chỉ định mổ khi được chẩn đoán mắc UTTG; nghi ngờ UTTG; bướu nhân giáp lành tính nhưng kích thước u lớn gây mất thẩm mỹ, khó thở, nuốt vướng; nang giáp to, đã chọc hút rất nhiều lần nhưng không khỏi; basedow đã điều trị nội khoa nhưng thất bại, tái phát bệnh nhiều lần, basedow thể có lồi mắt nặng, basedow có kèm theo nhân ung thư…; viêm tuyến giáp, đã điều trị nội khoa, đã điều trị corticoid trong thời gian dài, đã bị tác dụng phụ của corticiod; bướu cổ đơn thuần dù không có nhân nhưng bướu rất to, gây mất thẩm mỹ, mất tự tin, gây khó thở, nuốt vướng…

-Một vấn đề được các bệnh nhân đặc biệt quan tâm đó là mổ tuyến giáp nên mổ mở hay mổ nội soi? Quan điểm của bác sĩ về vấn đề này như thế nào?

Với tôi, khi đã chỉ định mổ tuyến giáp, tôi chỉ mổ mở, không mổ nội soi. Lí do là những trường hợp chỉ định mổ đại đa số là ung thư hoặc lành tính nhưng bướu to, phức tạp.

Với UTTG, mổ nội soi chỉ giải quyết được 10%. Trong khi đó, mổ mở giải quyết được 100% và hạn chế tai biến ở mức tối đa

-Vì sao bác sĩ lại chỉ chọn mổ mở trong phẫu thuật UTTG?

Mổ nội soi tuyến giáp có ưu điểm lớn nhất là không để lại sẹo ở cổ. Những vết sẹo sau khi mổ lớn nhất chỉ 1cm, có thể thứ 6 mổ và thứ 2 đi làm bình thường. Tuyên nhiên, nếu lạm dụng và chỉ định mổ nội soi không đúng khi xảy ra tai biến, người bệnh sẽ phải hứng chịu suốt đời chứ không phải là bác sĩ.

Mổ nội soi rất đau vì phải tạo đường hầm bằng cách lóc da từ nách lên tới cổ, do không có khoang tự nhiên như ổ bụng. Đường hầm rất hẹp và dài, khi có chảy máu thì phẫu thuật rất khó khăn, dẫn đến tai biến.

Bên cạnh đó, tại các cơ sở y tế tuyến đầu về khám và điều trị tuyến giáp, bệnh nhân rất đông. Vì bệnh nhân đông nên siêu âm không kỹ, nhiều khi siêu âm kỹ nhưng cũng không đánh giá hết các tổn thương, siêu âm không mô tả được không gian 3 chiều dẫn đến khi mổ nội soi gặp rất nhiều khó khăn, nếu cố mổ thì gây tai biến.

Ung thư tuyến giáp quan trọng nhất là lấy sạch tổ chức tuyến giáp và u, khi mổ nội soi nếu cố gắng cắt sạch thì gây tai biến cắt cả thần kinh và tuyến cận giáp, nếu không cắt sạch thì nhu mô tuyến và u để lại nhiều dẫn đến phải uống xạ nhiều lần và liều cao.

Mổ nội soi bắt buộc phải dùng dao siêu âm, để khi mổ đỡ khói, để mổ cho dễ. Nhưng dao siêu âm cường độ đốt rất lớn, rất dễ đốt cháy thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp.

Đường hầm mổ nội soi rất dài, nên khi nhiễm trùng rất khó xử trí, điều trị vài tháng không hết, mổ đi mổ lại không khỏi. Đường hầm mổ nội soi rất dài nên khi mổ xong, lấy u ra ngoài, đặc biệt là u to, ung thư rất dễ làm lây lan, reo rắc tế bào ung thư.

Đường hầm mổ nội soi tuyến giáp đi qua bao cân cơ ức đòn chũm do đó làm tổn thương cân, cơ, rất nhiều bệnh nhân sau mổ nội soi xuất hiện viêm xơ cứng cơ ức đòn chũm dẫn đến sưng, phồng lệch một bên cổ trông rất mất thẩm mỹ không thể khắc phục.

Với UTTG, mổ nội soi chỉ giải quyết được 10%. Trong khi đó, mổ mở giải quyết được 100% và hạn chế tai biến ở mức tối đa.

Ths.Bác sĩ Mai Văn Sâm thăm hỏi tận tình bệnh nhân

-Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về phương pháp mổ mở tuyến giáp không tai biến mà bản thân bác sĩ đã áp dụng trong nhiều năm nay?

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị UTTG phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào giai đoạn bệnh, loại bệnh, kích thước u và tuổi của bệnh nhân tôi sẽ chỉ định cắt bỏ toàn bộ hay một phần tuyến giáp.

Với tôi, mỗi bệnh nhân sẽ có một đường mổ riêng giống như mỗi người có size quần áo, giày déo riêng vậy. Thay đổi đường mổ là tư duy cần được khuyến khích và nhân rộng trong phẫu thuật mổ mở tuyến giáp.

Hầu hết bệnh nhân lo sợ mổ mở sẽ để lại sẹo xấu trên cổ nhưng phương pháp mổ này vẫn hoàn toàn có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Bác sĩ phải là người trực tiếp khám, tư vấn và chỉ định mổ sao cho có lợi nhất cho người bệnh.

-Bác sĩ có lời khuyên gì cho các bệnh nhân UTTG?

Hiện nay, nhờ có những tiến bộ trong phương pháp phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, xạ trị đã mang lại những hiệu quả rất tốt với UTTG. Tuy nhiên, mấu chốt trong điều trị UTTG vẫn là phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Chính vì thế, hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi khám sức khỏe định kỳ nên lưu ý làm thêm siêu âm tuyến giáp – rẻ tiền, an toàn và có độ chính xác cao. Khi có những triệu chứng bất thường hãy chủ động đi khám tại các cơ sở chuyên khoa và làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám nghi ngờ UTTG nên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa, có bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết; không nên chọn các cơ sở y tế không uy tín, quá đông bệnh nhân dẫn đến tình trạng khám qua loa, bỏ sót những tốn thương nghi ngờ UTTG hoặc chẩn đoán sai.

comment Bình luận

largeer