Ăn ớt có tốt không?

Ớt là một gia vị quen thuộc đối với bữa ăn của nhiều người, ngoài ra nó còn mang lại một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe con người.
03/03/2021 14:57

Ăn ớt tốt cho sức khỏe?

Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biển trên thế giới.

Thông thường, trái ớt được hái khi đã chín chuyển sang màu đỏ, cũng có 1 số người sử dụng ớt khi vẫn xanh, Khi ớt chín sẽ được để khô tẹo lại. Hầu như các loại ớt đều có vị cay mạnh là do trong ớt có hỗn hợp capsanthin, capsorubin, alkaloid và hoạt tính capsaicin. 

Ớt có những vitamin và khoáng chất ở mức cao đáng kinh ngạc. Chỉ 100 g cung cấp (% của liều lượng nên dùng hàng ngày - RDA) 240% vitamin-C (Ascorbic acid), 39% vitamin B-6 (Pyridoxine), 32% vitamin A, 13% sắt,14% đồng, 7% kali, nhưng không có cholesterol. 

Lượng vitamin C dồi dào trong ớt giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh scobut; tăng sức đề kháng đối với các tác nhân lây nhiễm (tăng cường miễn dịch) và thanh lọc các yếu tố có hại, gây viêm nhiễm khỏi cơ thể; giúp loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể.

ot

Hình minh họa.

Chúng còn có các chất chống ôxi hóa khác như vitamin A, và các chất flavonoid như sắc tố vàng beta, alpha, lutein, zeaxanthin, và cryptoxanthins. Các chất chống ôxi hóa trong ớt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động gây tổn thương của các nguyên tố tự do nẩy sinh trong các điều kiện stress, bệnh tật.

Ớt chứa một lượng phong phú khoáng chất như kali, mangan, sắt, và magiê. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Mangan được sử dụng bởi cơ thể như một đồng nhân tố cho enzyme chống ôxi hóa superoxide dismutase.

Ớt cũng giàu Vitamin B phức hợp phong phú chẳng hạn như niacin, pyridoxine (vitamin B-6), riboflavin và thiamin (vitamin B-1). Các vitamin này đặc biệt quan trọng nên cơ thể cần chúng từ các nguồn bên ngoài để bổ sung.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California tại Trường Y khoa Los Angeles cho thấy thành phần capsaicin trong ớt có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn chặn các mầm mống bệnh phát triển.

Các nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể có vai trò như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh ung thư, bao gồm cả việc kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể, capasicin và các đồng hỗn hợp của nó được sử dụng để làm thuốc mỡ, thuốc bột và thuốc cồn vì những đặc tính có chất làm se, chống kích ứng và giảm đau của chúng. 
Các công thức này đã được sử dụng trong liệu pháp chữa viêm khớp, đau thần kinh mụn giộp, đau cơ. Các nghiên cứu khoa học trên các động vật có vú thí nghiệm cho thấy rằng capsaicin có đặc tính kháng khuẩn, chống tác nhân gây ung thư, giảm đau và chống tiểu đường. Nó còn được phát hiện là làm giảm mức LDL cholesterol trong các cá thể béo phì.

Những ai không nên ăn ớt?

Mặc dù ớt chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, được chứng minh tốt cho sức khỏe song không nên ăn quá nhiều ớt và khuyến cáo không nên dùng đối với những người mắc các bệnh dưới đây:

Người bệnh trĩ: Ớt là thực phẩm mang tính kích thích với đặc thù là cay và nóng. Nếu ăn quá nhiều ớt sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, tệ hơn là có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết.

Người bị nhiệt miệng: Người bị nhiệt, lở loét ở khoang miệng sẽ rất mẫn cảm với các vị cay, mặn, chua, đắng,… vì chúng càng làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người đau dạ dày: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

Minh Thủy (tổng hợp)

 

 

comment Bình luận

largeer