Bà bầu ăn nhâm có tốt không

Thời gian mang thai cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng vậy nên cũng không hiểu các bà mẹ tìm hiểu về các loại trái cây bên cạnh thực phẩm cần thiết. Vậy bà bầu ăn nhâm có tốt không?
10/09/2018 13:04

Trái nhâm là trái gì? Bà bầu ăn nhâm có tốt không

Trái nhâm với tên gọi phổ biến là quả hồng bì. Đây là loại quả được trồng ở nhiều ở khu vực các tỉnh miền Bắc nước ta, hầu hết là để lấy quả ăn. Quả hồng bì hay quả nhâm còn có tên gọi là quất hồng bì, hoàng bì, do bì, do mai, kim đạn tử,... còn tên khoa học của chúng là Clausena lansium và thuộc họ quả Cam quít (Rutaceae).

qua-nham-1

Bà bầu ăn nhâm có tốt không

Không chỉ là trái nhâm mà các bộ phận khác của cây hồng bì đều được tận dụng làm các vị thuốc trong dân gian như hạt, rễ… Với bà bầu thì có thể dùng trái hồng bì như bình thường để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh sau sinh. Thế nhưng, các bà bầu cũng lưu ý không ăn quá nhiều trong thời gian mang thai vì cái gì nhiều quá cũng không tốt.

Tác dụng của trái nhâm

Nói về tác dụng của trái hồng bì khá nhiều, chúng ta có thể kể đến sau đây.

Quả hồng bì

Quả nhâm có vị ngọt hơi chua, tính bình hoặc hơi ấm. Chúng có khả năng chống ho, long đờm hay kích thích tiêu hóa cùng cầm nôn. Người ta dường dùng quả khô hồng bì để chữa ho, ho gà, tiêu hóa kém, buồn nôn.

Có thể bạn chưa biết vỏ hồng bì có khả năng chữa trị bệnh ho khá tốt. Nếu như bạn đang bị ho dai dẳng có thể áp dụng cách thức hấp hồng bì với đường để có thể lấy nước uống. Nếu như có thời gian hãy gâm hồng bì để dùng dần hoặc món mứt hồng bì vừa thơm ngon vừa có thể trị họ.

Hạt hồng bì

Hạt hồng bì thường có vị đắng và cay the, tính ấm. Nói chung, chúng có tác dụng giảm đau và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn để chữa các bệnh như đau bụng co thắt, đau dạ dày hay đau thượng vị.

Lá hồng bì

Lá hồng bị cũng có tính ấm, nhưng vị cay hoặc đắng. Lá hồng bị có tác dụng với những bệnh như giải cảm, giảm ho, hạ sốt hay long đờm… Một số nghiên cứu chỉ ra chúng có thể giúp người bệnh hạ đường huyết, bảo vệ gan cùng lipid huyết…  

Trước kia, chị em phụ nữ dùng lá hồng bì để chăm sóc ví dụ như dùng lá hồng bị đun sôi để nguội để gội đầu, trị gàu và làm mượt tóc hiệu quả.

Rễ hồng bì

Đây là phần rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Theo đông y, phần rễ hồng bị có thể chữ thấp khớp cảm mạo và dùng nhiều cho phụ nữ sau sinh để kích thích tiêu hóa cũng như phòng bệnh sau sinh.

Một số công thức chữa bệnh với hồng bì

Chữa ho trẻ em: Bạn cần chuẩn bị quả nhâm tươi và hấp với đường để cho trẻ sử dụng 3 lần vào 3 buổi sáng, trưa và tối. Với bệnh ho gà hãy chuẩn bị quả hồng bì phơi khô (bỏ hạt) khoảng 50gram + vỏ rễ dâu 50gram + củ bách bộ 50gram + củ sả 50gram + cát cánh 50gram  + kinh giới 50gram + ô mai 50gram + cam thảo 50gram + hạnh nhân 50gram + bạc hà 50gram. Tất cả sắc với nước để uống. Bạn có thể lấy nước đặc, thêm đường để nấu thành siro cho trẻ uống (khoảng 1-5 thìa một lần uống)

qua-nham-2

Hồng bị tươi và phơi khô đều có thể có tác dụng chữa bệnh

Tác dụng với phụ nữ sau sinh: Như đã nói ở trên rễ hồng bì có tác dụng kích thích tiêu hóa và phòng bệnh. Bạn cần chuẩn bị rễ hồng bị 30 gram+ rễ sử quân 20gram+ khế chua 20 gram. Sao vàng và sắc đặc để uống nhiều lần trong ngày.  

Chữa nấc: Dùng khoảng 15 đến 20 quả chín, sau đó dầm nát chúng với 1 thìa café đường hay mật ong rồi hấp cách thủy, khi nào chính thì dầm nát pha nước uống.

Cầm tình trạng nôn mửa: Dùng quả hồng bì tươi mà nhai cả vỏ rồi nuốt nước dần dần.

comment Bình luận

largeer