Bắc giang: Huyện Hiệp Hòa đang né tránh báo chí liên quan tới việc lập chốt, xét nghiệm COVID-19 sai quy định?

Liên quan tới việc lập chốt, thu tiền xét nghiệm COVID-19 tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang, Phóng viên đã đặt lịch làm việc nhưng sau hơn 1 tháng các đơn vị liên quan vẫn chưa trả lời.
05/04/2022 18:12

Ở nước ta, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. (Điều 4, Luật Báo chí năm 2016)

Ngoài việc thông tin chính xác, đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của các địa phương, ban ngành, đoàn thể… từ đó nâng cao nhận thức của người dân, giúp người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách. Thì báo chí cũng đã phản ánh những bức xúc, tiêu cực được người dân quan tâm, đấu tranh chống lại những tiêu cực, lãng phí, đi ngược lại với lợi ích chính đáng của nhân dân. Trong đó, báo chí cũng đã chỉ ra những thiếu sót của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành… để các cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, định hướng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cơ quan, đơn vị có nhiều dấu hiệu sai phạm, tiêu cực trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động, gây bức xúc trong nhân dân đã được báo chí lên tiếng. Nhưng sau khi các Phóng viên tới liên hệ làm việc thì lại tỏ ra né tránh, trì hoãn việc trả lời báo chí, nhiều nơi tỏ thái độ không tôn trọng, cản trở báo chí tác nghiệp…

Quay trở lại sự việc, tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, vào những ngày đầu năm 2022, trong khi cả nước đã hưởng ứng và thực hiện chống dịch theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong tình hình mới. Thì tại đây, lại thực hiện ngược lại chỉ đạo chung của Chính Phủ và tình hình chung cả nước, bằng những quy định vô lý, “ngăn sông cấm chợ” thậm chí hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền tư do đi lại…

Trước đó, trong bài “Bắc Giang: Huyện Hiệp Hòa bắt người dân xét nghiệm COVID-19 “đã làm sai lại còn làm ẩu” mà Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng thông tin tới bạn đọc. Nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, ngày 12/10/2021 Bộ Y tế ban hành Quyết định 4800/QĐ-BYT về việc hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế, trong đó có nội dung: “Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3”.

Ngày 8/11/2021 Bộ Y tế ban hành tiếp Công văn số 9472/BYT-MT về việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP gửi các Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Sở y tế các tỉnh thành trên toàn quốc. Trong Công văn có yêu cầu rõ các tỉnh “Chỉ đạo chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố)”.

9472

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố

Mặc dù Chính phủ ban hành Nghị quyết, Bộ Y tế ban hành nhiều Công văn chỉ đạo, hướng thực hiện rõ ràng, chị tiết là vậy, nhưng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang lại không tuân thủ các quy định và hướng dẫn này mà một mình địa phương này đưa ra quy định riêng. Ngày 29/11/2021 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa là ông Hoàng Công Bộ đã ký, ban hành Công văn số 3068/UBND-YT, trong đó có nội dung: “Chỉ đạo các chốt kiểm soát phòng chống dịch trên địa bàn huyện, yêu cầu người từ tỉnh ngoài và các vùng có dịch khi ra vào địa bàn phải có kết quả test nhanh COVID-19 âm tính trong 48 giờ hoặc kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong 72 giờ”.

cv h

Công văn số 3068/UBND-YT do Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa ban hành, yêu cầu người ngoài tỉnh và các vùng có dịch vào địa bàn huyện phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19

Sau khi ban hành Công văn số 3068/UBND-YT và tổ chức thực hiện, đã bộc lộ nhiều bất cập, vấp phải nhiều ý kiến phản đối của người dân. Như chúng tôi đưa đưa, những bất cập, không dừng lại ở việc ban hành lập chốt kiểm soát, yêu cầu người dân phải xuất trình, xét nghiệm kết quả ấm tính mới được đi vào địa bàn. Trong công tác triển khai cũng diễn ra nhiều dấu hiệu tiêu cực như: Thu tiền xét nghiệm không đúng giá niêm yết; người trực chốt buông lỏng công việc, có hành vi ưu ái cho một số người, phương tiện qua chốt; lời nói bặm trợn, hách dịch với người dân trong khi làm nhiệm vụ…

bang gia nx
phieu thu

Bảng giá, thu tiền thực tế và phiếu thu có sự chênh lệch về tiền

Với mong muốn nói lên tiếng nói của người dân, cũng như làm rõ thêm một số thông tin, các dấu hiệu về hành vi tiêu cực trong việc thực hiện kiểm soát dịch bệnh, quy định giá, thu tiền xét nghiệm tại địa bàn huyện Hiệp Hòa, giúp chính quyền sở tại, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội được hiệu quả. Phóng viên đã liên hệ tới UBND huyện Hiệp Hòa, Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa, đặt lịch làm việc, tuy nhiên đã hơn một tháng trôi qua thì huyện này vẫn chưa có câu trả lời tới báo chí về những vấn đề được hỏi. Sau nhiều lần liên hệ, trao đổi với ông Mẫn Quý Yên – Chánh văn phòng UBND huyện Hiệp Hòa về những nội dung liên quan, thì ông Yên lấy lý do lãnh đạo bận, do dịch bệnh COVID-19, đã giao phòng ban phụ trách tổng hợp… Tương tự, về phía Trung tâm Y tế huyện cũng vậy, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời trực tiếp hay bằng văn bản chính thức của đơn vị này, liên quan tới mua sắm trang thiết bị y tế chống dịch, thu tiền xét nghiệm…

Nếu trường hợp, các văn bản của Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa không đủ căn cứ để lập chốt, không đủ hiệu lực để yêu cầu người dân phải xuất trình, xét nghiệm kết quả ấm tính COVID-19 mới được đi vào địa bàn? Nếu nội dung các văn bản này đi ngược lại chủ trương, chính sách pháp luật, thu tiền xét nghiệm sại quy định thì trách nhiệm của các cá nhân liên quan là gì? Người dân đã từng xét nghiệm tại chốt kiểm soát trên địa bàn có được trả lại tiền hay không...? 

Trước những thông tin trên, Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng, kính đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc để làm rõ vấn đề, xử lý những hành vi sai phạm nếu có.

Hoàng Anh

Liên quan đến việc thu tiền xét nghiệm sai quy định, ngày 18-2, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã yêu cầu Sở Y tế đốc thúc các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc hoàn trả chi phí chênh lệch này với thời gian ít nhất là 3 tháng.

Theo đó, tổng số tiền mà các đơn vị thực hiện test nhanh COVID-19 tỉnh Kon Tum thu chênh lệch từ ngày 1-7 đến ngày 9-11-2021 là hơn 5,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 17-1-2022, các đơn vị chỉ mới trả lại cho những người sử dụng dịch vụ với số tiền hơn 100 triệu đồng.

Vì thế, ngày 15-2, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị liên quan tiếp tục thông báo rộng rãi và thực hiện nghiêm túc việc hoàn trả tiền chênh lệch đã thu cho các đối tượng đã thực hiện test nhanh COVID-19 trong khoảng thời gian trên ít nhất 3 tháng.

comment Bình luận

largeer