Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần phải lưu ý những gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần phải lưu ý những gì là những gì mà trong bài viết ngày hôm nay tôi muốn chia sẻ tới các ông bố bà mẹ có con nhỏ, nhất là con lại đang bị chân tay miệng.
30/10/2018 17:00

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hàng ngày

Rất nhiều các gia đình có ý nghĩ là trẻ bị tay chân miệng sẽ phải kiêng nước, kiêng tắm thì những vết loét mới mau chóng lành lại. Tuy nhiên không phải vậy, không giống với trẻ bị thủy đậu cũng là mọc mụn nước nhưng một bên nên kiêng gió, kiêng nước còn một bên lại không. Trẻ bị chân tay miệng cần phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, thậm chí còn phải lau chùi tắm rửa cho trẻ nhiều hơn bình thường để tránh cho những vết loét không bị nhiễm trùng, làm giảm bớt những virus, vi khuẩn gây bệnh chân tay miệng ở trẻ.

benh-tay-chan-mieng-o-tre-can-luu-y-gi2

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần phải lưu ý kiêng nước, kiêng tắm

Với những đồ dùng hàng ngày của trẻ cần phải được rửa sửa sạch, những vật dụng như bình sữa, ly cốc uống nước, bát đĩa của trẻ bị chân tay miệng cần phải được sử dụng riêng biệt.  Quần áo cũng không được giặt chung mà nên ngâm với dung dịch sát khuẩn, hoặc luộc qua với nước sôi để đảm bảo những vi khuẩn đã được loại bỏ hết.

Ngoài ra, các mẹ cần phải nhớ luôn luôn cho trẻ nghỉ ngơi điều độ, ăn đúng giờ đúng bữa để sức khỏe mau chóng bình phục.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chân tay miệng

Mặc dù không cần phải quá kiêng kem nhưng trong vấn đề dinh dưỡng thì các mẹ cần lưu ý một vài điều như:

benh-tay-chan-mieng-o-tre-can-luu-y-gi

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần phải lưu ý thực phẩm ăn uống hàng ngày

  • Không cho trẻ bị chân tay miệng sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều gia vị, cũng như có hương vị cay nóng như chứa hạt tiêu, ớt vì những đồ ăn cay nóng sẽ khiến vết loét rộng hơn, gây đau đớn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Những loại hoa quả chứa axit như chanh, cam, quýt cũng không nên cho trẻ bị tay chân miệng sử dụng, nhất là những trẻ bị loét trong miệng. Bởi vì tính axit ở những loại quả này sẽ làm cho vết thương trong miệng lâu lành hơn.
  • Khi trẻ bị tay chân miệng thường sẽ không thích ăn uống, nên hãy cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.
  • Những thức ăn cần phải được nấu chín, mềm, loãng để trẻ dễ nuốt và cơ thể cũng dễ hấp thụ hơn.
  • Chờ cho thức ăn nguội mới cho trẻ ăn, tránh hơi nóng làm bỏng lưỡi hoặc làm các vết loẹt nặng hơn.
  • Nên chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa trong một ngày
  • Sau mỗi lần cho trẻ ăn uống cần phải cho trẻ súc miệng sạch bằng nước muối để tránh những vi khuẩn tồn đọng lại, gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nên chọn những loại thìa không có sắc cạnh để dễ đút và cũng như sẽ không động đến những vết loét rong miệng của trẻ.

Như vậy, qua bài viết “bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần phải lưu ý những gì” mong rằng sẽ giúp ích được các mẹ trong việc kết hợp giữa chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và điều trị để có thể giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

comment Bình luận

largeer