Bệnh lão nhi là bệnh gì? Có điều trị được không?

Hội chứng lão nhi rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/8 triệu ca, y văn thế giới hiện cũng mới chỉ ghi nhận vài chục ca. Thế nhưng, mới đây bệnh viện Da Liễu Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi 6 tuổi mắc hội chứng này. Vậy cụ thể lão nhi là bệnh gì?
18/01/2021 06:00

Lão nhi là bệnh gì?

Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford, hay còn gọi là chứng lão nhi, là một tình trạng di truyền hiếm gặp, gây tử vong ngay trong thời kỳ thơ ấu với các đặc điểm nổi bật là lão hóa sớm. Tình trạng này là hiếm, kể từ năm 1886, chỉ có khoảng 130 trường hợp của bệnh lão nhi đã được ghi trong các tài liệu khoa học.

download (1)

Hình minh họa

Trẻ em bị lão nhi thường có ngoại hình bình thường trong giai đoạn sơ sinh nhưng đến khoảng 9 đến 24 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bị chậm phát triển một cách rõ ràng, dẫn đến tầm vóc thấp bé và nhẹ cân.

Đồng thời, các trẻ này cũng phát triển một hình dạng khuôn mặt khác biệt, đặc trưng bởi một khuôn mặt nhỏ không cân đối so với đầu; hàm kém phát triển, dị dạng và làm các răng chen chúc; mắt lộ bất thường; mũi nhỏ và miệng nhỏ. Đến năm thứ hai của cuộc đời, tóc da đầu, lông mày và lông mi bị rụng nhiều, có thể được thay thế bằng những sợi tóc nhỏ như lông tơ, màu trắng hoặc vàng.

Ngoài ra, trẻ còn mắc các bệnh lý khác như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch do thoái hóa và đột quỵ, trật khớp háng, nổi tĩnh mạch da đầu, mất lớp mỡ bên dưới da làm da nhăn nheo), khuyết tật của móng tay, cứng khớp và biến dạng xương.

Các tình trạng này sẽ dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng trẻ ngay trong thời kỳ thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc trưởng thành sớm. Hậu quả là trẻ em mắc hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford sẽ chết vì bệnh tim do xơ vữa động mạch ở độ tuổi trung bình là 13 tuổi. Như với bất kỳ người lớn nào bị bệnh tim, các hiện tượng phổ biến khi bệnh tim tiến triển đối với trẻ em bị lão nhi cũng có thể bao gồm tăng huyết áp, đột quỵ, đau thắt ngực và suy tim. Tất cả các tình trạng này đều được nhận định là có liên quan đến lão hóa.

Nguyên nhân gây ra bệnh lão nhi

Nguyên nhân của hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford cho đến nay được tìm thấy là do đột biến gen LMNA, hay còn gọi là lamin A. Protein lamin A, có vai trò kết nối nhân của tế bào lại với nhau. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng do protein lamin A bị khiếm khuyết, làm cho nhân tế bào không ổn định. Sự bất ổn định của tế bào dường như dẫn đến quá trình lão hóa sớm ở chứng lão nhi.

Không giống như nhiều đột biến di truyền, bệnh lão nhi Hutchinson-Gilford không truyền lại trong gia đình. Thay vào đó, sự thay đổi gen là một sự xuất hiện cơ hội mà các nhà nghiên cứu tin rằng ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc trứng duy nhất ngay trước khi thụ thai, do đó, các đột biến trong gen của trẻ em là người mới.

Các triệu chứng của bệnh lão nhi

benh-lao-nhi-la-gi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri (3)

Hình minh họa

Thông thường trong năm đầu đời, sự tăng trưởng của trẻ mắc chứng lão như sẽ chậm lại một cách rõ rệt trong khi sự phát triển vận động và trí tuệ của trẻ vẫn như bình thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tiến triển này được mô tả bao gồm:

  • Chậm phát triển chiều cao
  • Cân nặng dưới mức trung bình
  • Khuôn mặt hẹp, hàm dưới nhỏ, môi mỏng và mũi vểnh
  • Đầu to không cân đối với khuôn mặt
  • Đôi mắt nổi rõ và mí mắt khép không hoàn toàn
  • Rụng tóc, rụng lông mi và lông mày
  • Da mỏng, đốm tàn nhan và nhăn nheo
  • Tĩnh mạch nổi rõ
  • Giọng nói the thé cao

Ngoài ra, các trẻ bị hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford cũng có những biểu hiện của các bệnh lý do lão hóa gây ra như:

  • Bệnh tim mạch tiến triển
  • Da sần, dày và cứng (tương tự như bệnh xơ cứng bì)
  • Mọc răng chậm
  • Khiếm thính
  • Mất lớp mỡ dưới da
  • Teo cơ
  • Biến dạng xương, xương mỏng và dễ gãy
  • Khớp cứng
  • Trật khớp háng
  • Đề kháng insulin

Cách chuẩn đoán bệnh lão nhi

Các bác sĩ có thể nghi ngờ lão nhi là dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Sau đó, một xét nghiệm di truyền cho các đột biến LMNA có thể xác nhận chẩn đoán này.

Quá trình thăm khám sức khỏe toàn diện cho một trẻ bị nghi ngờ mắc phải chứng lão nhi bao gồm:

  • Đo chiều cao và cân nặng
  • Vẽ biểu đồ đường cong tăng trưởng
  • Kiểm tra thính giác và thị lực
  • Đo các dấu hiệu sinh lý quan trọng, bao gồm cả huyết áp

Tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhìn thấy được điển hình trên cơ thể như đầu, khuôn mặt, mắt, mũi, da, xương khớp.

Bệnh lão nhi có điều trị được không? Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Tuy nhiên, vì các bệnh lý do xơ vữa mạch máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, việc theo dõi thường xuyên bệnh tim, não và mạch máu có thể giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của trẻ.

Trong các lần khám bệnh, cân nặng và chiều cao của trẻ cần được đo lường và vẽ trên biểu đồ tăng trưởng. Ngoài ra, các đánh giá thường xuyên khác, bao gồm điện tâm đồ và khám răng, thị lực và thính giác, cũng có thể được bác sĩ đề nghị để kiểm tra nhằm có các biện pháp hỗ trợ hay can thiệp kịp thời.

Một số liệu pháp đã có bằng chứng là có thể làm thuyên giảm hoặc trì hoãn một số dấu hiệu và triệu chứng trong hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Tuy nhiên, cách thức điều trị cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng và triệu chứng của từng trẻ. Các liệu pháp này có thể bao gồm:

  • Aspirin liều thấp: Liều dùng hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
  • Statin: giảm cholesterol cải thiện xơ vữa động mạch
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Vật lý trị liệu và vận động: Những liệu pháp này có thể giúp chữa các vấn đề về cứng khớp để giúp trẻ duy trì khả năng hoạt động bình thường.
  • Dinh dưỡng: Khuyến khích cho trẻ ăn lượng ít với nhiều bữa trong ngày. Thực phẩm bổ dưỡng, giàu calo và các chất sinh tố bổ sung để có thể giúp duy trì đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ.
  • Chăm sóc răng miệng.

Nên chăm sóc trẻ bị lão nhi như thế nào?

Cho trẻ uống đủ nước. Tình trạng thiếu nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở trẻ em bị lão nhi. Do đó, hãy chắc chắn rằng trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là khi bị ốm, khi hoạt động nhiều hoặc khi thời tiết nóng bức.

Cung cấp các bữa ăn nhỏ và thường xuyên. Vì dinh dưỡng và sự tăng trưởng cơ thể là một vấn đề khó khăn đối với các trẻ này, cần cho trẻ ăn các bữa nhỏ và thường xuyên hơn có thể giúp tăng lượng calo. Bổ sung thực phẩm lành mạnh, đồ ăn nhẹ khi cần thiết.

Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động thể chất thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết những hoạt động nào phù hợp với con bạn.

Đi giày đệm hoặc lót giày cho trẻ. Việc giảm lớp mỡ dưới da xảy ra ở bàn chân có thể gây khó chịu cho trẻ.

Cần sử dụng kem chống nắng khi trẻ hoạt động ngoài trời nhằm bảo vệ làn da cho trẻ.

Chủng ngừa đầy đủ trong thời thơ ấu để đảm bảo trẻ được bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Duy trì các cơ hội học tập và xã hội bình thường cho trẻ. Do chứng lão nhi không gây ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ, trẻ vẫn có thể đi học ở mức độ phù hợp với lứa tuổi

Điều chỉnh các vật dụng, đồ đạc trong gia đình để trẻ có thể tự lập, tự tin trong các sinh hoạt cá nhân.

Thanh Hằng ( tổng hợp)

comment Bình luận

largeer