Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân sẽ hạn chế được tối đa rủi ro cho nạn nhân. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương mà có các cách sơ cứu khác nhau.
28/09/2016 13:13

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Cách nhận biết loại vết thương ở chân

Cũng giống như các vết thương ở những bộ phận khác, vết thương ở chân chảy máu nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, những cách sơ cứu sau đây sẽ là kho kiến thức quan trọng cho mỗi người.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Clip sơ cứu cầm máu ở chân

Để sơ cứu đúng cách, bạn cần phải biết đó là loại vết thương nào.

Đối với những vết thương ở mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. Biểu hiện của sốc mất máu là: nạn nhân hốt hoảng, vật vã, lo âu, vã mồ hôi, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt và kẹt.

Với vết thương hở có máu chảy ra ngoài, máu có thể chảy vọt thành tia hoặc chảy rỉ đều dễ nhận biết. Nếu vết thương đã được garô hoặc băng, khi tháo ra, thấy máu chảy dữ dội cũng dễ chẩn đoán, nếu không thấy chảy máu thì phải cảnh giác, kiểm tra mạch đập để xác định có tổn thương mạch máu hay không.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (11)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Để sơ cứu đúng cách, bạn cần phải biết đó là loại vết thương nào

Vết thương không chảy máu ra ngoài có thể gặp hai trường hợp: một là vết thương mạch máu đã ngừng chảy máu; hai là tụ máu dưới da.

Đối với những vết thương mạch máu nhờ sơ cứu đã cầm được máu: nhìn chỉ như vết thương phần mềm, rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn cần tìm dấu hiệu thiếu máu ngoại biên như: chi bị thương lạnh, nhợt, không có mạch hoặc mạch đập yếu hơn bên lành, vận động giảm hoặc mất.

Đôi khi vết thương mạch máu có thể tự cầm do: đầu mạch máu bị đứt co rút vào trong các tổ chức phần mềm, lớp nội mạc lộn vào trong lòng mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông bịt đầu mạch máu lại.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (12)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Cố định chân chắc chắn

Hoặc do yếu tố thần kinh phản xạ, các mạch máu ngoại biên co thắt lại, mạch máu trung tâm giãn nở ra làm cho huyết áp giảm xuống, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành và máu ngừng chảy. Có khi do chảy máu quá nhiều làm cho huyết áp tụt cũng làm cho máu ngừng chảy, nhưng nếu không cầm máu ngay thì khi hồi sức, huyết áp lên máu lại tiếp tục chảy.

Có trường hợp do khối máu tụ chèn ép các mạch máu làm cho máu ngừng chảy. Tụ máu dưới da có hai hình thái: khối máu tụ lan rộng, đập theo nhịp tim, để lâu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu. Khối máu tụ khu trú: trường hợp điển hình nếu bị thương ở cẳng chân là bắp chân căng vì khối máu được các cân bao bọc chi hạn chế nên không to lên được nhưng rất căng, làm ngăn cản máu động mạch đến và máu tĩnh mạch về nên chi vùng ngoại vi lạnh, tím, không có mạch, rất đau, gọi là “garô bên trong”.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (13)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Trẻ em là đối tượng rất dễ bị thương 

Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hoại thư. Khối máu tụ thường có biến chứng: bị nhiễm khuẩn, nung mủ gây ra triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau rất dễ nhầm với một áp-xe nóng; bọc máu tụ bị vỡ ra ngoài gây chảy máu dữ dội, đe doạ tính mạng của nạn nhân.Vết thương mạch máu có thể gây biến chứng nguy hiểm như: tử vong do thiếu máu cấp tính, nhiễm độc, hoại thư, co rút cơ, di chứng phồng động mạch và thông động - tĩnh mạch.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Khi bị vết thương chảy máu, cần xử trí như sau:

- Nâng cao phần bị thương lên.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (14)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Vết thương ngoài da

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.

- Nếu máu chảy nhiều và không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

+ Tiếp tục ấn chặt vào vết thương.

+ Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.

+ Buộc garô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc garô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, không được dùng dây thừng mảnh, dây thép...

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (15)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Vết thương cần cầm máu

+ Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Chú ý:

- Chỉ buộc garô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều.

- Cứ 30 giây lại nới lỏng dây garô một lát để xem còn cần buộc garô nữa hay không và để cho máu lưu thông.

- Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Cách sơ cứu

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (16)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Băng gạc cầm máu

Căn cứ vào từng loại vết thương để có những cách sơ cứu cầm máu khác nhau. Đối với các vết thương mao mạch, máu chảy từ từ và sẽ tự động đông máu trong vài phút thì bạn chỉ cần tiến hành những biện pháp cầm máu đơn giản như dùng bông, gạc chặn lại vết thương sẽ nhanh chóng cầm máu. Tuy nhiên với các vết thương ở động mạnh, tĩnh mạch thì nguy hiểm hơn nên cần phải cầm máu bằng dụng cụ y tế chuyên dụng giúp máu ngừng chảy. Các thao tác này cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.

Cách 1: Gấp chi tối đa:

Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. Chỉ áp dụng ở những vết thương không có gãy xương kèm theo.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (17)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Vết thương ở vùng gối

Cách 2: Ấn động mạch:

Dùng ngón tay, có thể bằng một ngón cái, 2 ngón cái, 4 ngón tay khác hoặc cả nắm tayấn vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy ngay tức khắc.

Cách này phải tiến hành rất khẩn trương, không nên cởi quần áo của nạn nhân.

Cách 3: Dùng băng ép:

Băng các vòng băng xiết tương đối chặt, đè ép mạch vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều điện thuận lợi cho việc hình thành các cục để cầm máu. Thích hợp với các vết thương không có tổn thương không có thương tổn mạch máu lớn.

Cách làm băng ép.

- Đặt một lớp gạc - bông hút phủ kín vết thương.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (18)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Sơ cứu lịp thời sẽ đảm bảo tính mạng cho nạn nhân

- Đặt lớp bông mỡ dày trên lớp bông gạc.

- Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng xiết tương đối chặt phương pháp này áp dụng cho mọi loại vết

Cách 4: Băng chèn:

Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn.

Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròng hoặc số 8.

Hai yêu cầu cơ bản:

- Đặt con chèn đúng đường đi của động mạch.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (19)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Gác chân nạn nhân lên cao 

- Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt.

Cách 5: Băng đút nút:

Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương, thích hợp với các vết thương động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vùng cổ, chậu.

Cách làm: Dùng kẹp hoặc nỉaấn gạc đến đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Sau đó băng ép như trên.

Cách 6: Băng kẹp để tại chỗ

Dùng kẹp cầm máu kẹp cả cụm các mạch máu và tổ chức xung quanh để kẹp tại chỗ, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông để cầm máu sau đó chuyển người bị thương về cơ sở y tế.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (20)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Để chân nạn nhân ở tư thế cao

Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương, thích hợp với các vết thương động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vùng cổ, chậu.

Cách làm: Dùng kẹp hoặc nỉaấn gạc đến đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Sau đó băng ép như trên.

Cách 7: Garo:

Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.

Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông máu từ trên xuống và ngược lại. Tuy nhiên, nếu garo không đúng hoặc để lâu quá 60 - 90 phút sẽ làm hoại tử đoạn chi ở phía dưới garo.

cach so cuu cam mau vet thuong o chan  (21)

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở chân: Băng bó rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Vì vậy khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4 - 5 phút nới 1 lần.

Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ. Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.

comment Bình luận

largeer