Cứu sống bé trai suýt vỡ ruột vì phình đại tràng

Theo người nhà, bé có nghi ngờ phình đại tràng bẩm sinh từ 3 tháng, tuy vậy gia đình không đưa bé đi điều trị.
28/12/2020 15:14

Khi tiếp nhận, qua thăm khám, các bác sĩ ghi nhận: Bệnh nhi bụng chướng căng, quai ruột nổi, nôn dịch nâu bẩn, không đại tiện. Thăm trực tràng: bóng trực tràng rộng, phía trên có khối phân to làm gấp đại tràng, dùng sonde không đẩy lên được để thụt tháo. X-quang quai ruột giãn to, chứa nhiều phân. Kíp trực đã quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.

phinh dai trang

Trong mổ, các bác sĩ quan sát thấy quai đại tràng giãn to, đè gập góc gây tắc ruột. Bệnh nhi được làm hậu môn nhân tạo dẫn lưu hồi tràng làm giảm áp lực ruột.

Theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi, phình đại tràng bẩm sinh (vô hạch đại tràng, megacolon, hay bệnh Hirschprung) là tình trạng không có tế bào hạch thần kinh của đám rối cơ ruột ở một đoạn ruột, hay gặp ở trực tràng. Tần suất 1/5.000 trẻ. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng chậm đi ngoài phân su sau 24h đầu sau sinh, khó đại tiện hoặc táo bón 5 - 7 ngày, lâu dần bụng chướng có thể biểu hiện bệnh cảnh tắc ruột.

Đối với những bệnh nhân bị phình đại tràng bẩm sinh, nếu phát hiện và xử lý sớm có thể chỉ cần phẫu thuật 1 lần bằng phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật qua đường hậu môn. Tuy nhiên, bệnh nhi trên đến viện trong tình trạng bụng chướng căng và bệnh đã kéo dài trong nhiều năm, vì vậy bệnh nhi cần phẫu thuật trong 3 thì.

Cũng theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn, đối với những trẻ có biểu hiện chậm đi ngoài phân su sau 24h giờ đầu sau sinh, có biểu hiện khó đại tiện hay táo bón, bụng chướng… thì cần đưa đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để khám, chẩn đoán và điều trị sớm cho con.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer