Dấu hiệu đau răng, sốt, hôi miệng là bệnh gì

Các vấn đề về răng miệng khiến cho con người khá đau đầu. Nếu như bạn không chữa trị chúng kịp thời thì sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
08/10/2018 00:58

Dấu hiệu đau răng, sốt, hôi miệng là bệnh gì

Tình trạng răng trở nên đau buốt, cơ thể sốt hoặc đau đầu, miệng có dịch hôi thì có thể bạn đã mắc bệnh đau răng.

Đau răng là tình trạng mà cơ thể đau xung quanh răng và hàm với nguyên nhân chính là sâu răng. Đau răng có thể xảy ra bằng nhiều cách khác nhau, chúng có thể là một cơn đau nhẹ thoáng qua, thế nhưng có cả những cơn đau dài và dai dẳng. Mức độ đau răng của từng người cũng khác nhau. Có thể là một cơn đau rõ nét, cơn đau dai dẳng vào ban đêm…

dau-rang

Tình trạng đau răng phổ biến và gặp ở nhiều người

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau răng

Nếu như bạn bị đau răng thì sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện: Xuất hiện các cơn đau răng đột ngột hoặc liên tục, đau nhất là khi răng bị tạo áp lực; phần xung quanh răng cũng bị sưng; người đau răng có thể bị sốt hoặc đau đầu; Ngoài ra, có tình trạng dịch hôi thối chảy từ chiếc răng sâu ra miệng.

Bạn cần tới gặp bác sĩ ngay khi, nếu như răng đau một cách dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày, gây cho bạn cảm giác khó chịu; nướu bị sưng, đau đớn, chảy mủ hôi thối; cơ thể sốt, khó khăn ngay cả khi nuốt và thở; phần tai bị đau khi mở to miệng.

Nguyên nhân gây ra đau răng

Đau răng phổ biến là do sâu răng. Những thực phẩm chứa tinh bột và đường khiến cho vi khuẩn trong răng miệng có thể sinh sôi và phát triển và từ đó tạo nên các mảng bám răng. Các nguyên do khác gây ra đau răng đó là:

  • Các chuyển động lặp đi lặp lại quá nhiều như nghiên răng, nhai kẹo cao su.
  • Chân răng hay răng gãy đột ngột.
  • Nhiễm trùng ở phần chân răng và nưới răng.
  • Có sự tích tụ thức ăn thừa và các mảng vỡ giữa răng.
  • Những chân thương răng.
  • Răng tách ra khỏi nướu.
  • Răng áp xe.
  • Các bệnh viêm xoang…

Đau răng khá phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn sẽ bị đau răng nhiều hơn khi chế độ ăn uống nhiều đường, rối loạn tiêu hóa, vệ sinh răng miệng kém, để miệng khô, không sử dụng chỉ nha khoa, thường xuyên ợ nóng, thích hút thuốc…

Điều trị bệnh đau răng như thế nào

Sau khi thăm khám tổng thể từ miệng, răng, hàm, lợi, lưỡi, mũi, tai, cổ, xoang… bác sĩ kết luận bệnh đau răng của bệnh nhân và tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị.

dau-rang-1

Nếu bị đau răng lâu ngày nhất định phải đến gặp bác sĩ

Nếu như răng xuất hiện lỗ sâu thì bác sĩ có thể trám lại hoặc nhổ răng. Cơn đau răng do bệnh nhiễm trùng từ dây thần kinh thì bác sĩ sẽ thực hiện hút tủy răng. Kháng sinh dùng trong trường hợp bị sốt và sưng quai… Trường hợp đau và viêm bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng laser lạnh và các phương pháp khác. Một số trường hợp có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau…

Lưu ý khi bị đau răng

Đau răng sẽ cải thiện nhiều hơn khi bạn chú ý đến sinh hoạt của mình thường ngày.

  • Nên súc miệng bằng nước ấm.
  • Chỉ nha khoa được khuyên dùng để loại bỏ mảng bám thức ăn còn sót.
  • Có thể sử dụng một ít dầu đinh hương để làm giảm đau trực tiếp chỗ răng lợi đan sưng đau.
  • Nếu bị chấn thương, có thể lấy miếng gạc lạnh để bên ngoài má khi bị đau răng.
  • Nên bỏ thuốc lá và hạn chế ăn đồ ngọt và nước giải khát.
  • Đánh răng đúng cách và đều đặn ít nhất 2 lần một ngày.
comment Bình luận

largeer