Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

02/10/2015 12:33

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết là kiến thức cơ bản dành cho các bậc phụ huynh. Sốt xuất huyết là một loại bệnh nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh. Người bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Sốt xuất huyết lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như: sốt phát ban, sốt siêu vi, viêm mũi họng,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

Trung gian truyền bệnh chính trong sốt xuất huyết Dengue là muỗi vằn Aedes aegypti, thường sống chủ yếu ở thành thị, các khu vực dọc theo các trục đường giao thông có dân cư đông đúc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết 2

Chúng đẻ trứng ở những nơi có nước, đặc biệt rất thích đẻ trứng vào các vũng nước mưa, chum, vại, lốp xe hỏng, vỏ đồ hộp, bình hoa… Muỗi trưởng thành sẽ hút máu người và truyền virut Dengue gây bệnh sốt xuất huyết Dengue cho người qua vị trí hút máu.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết dưới đây sẽ giúp bố mẹ, ông bà dễ ghi nhớ và nhận biết nhanh chóng hơn trong trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết 3

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

1.Trẻ sốt cao đột ngột trên 38 độ C, liên tục từ 2 đến 7 ngày nhưng không kèm theo ho, sổ mũi, tiêu chảy. 2.Trẻ đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau sau nhãn cầu. 3.Trẻ có dấu hiệu xuất huyết niêm mạc như bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc trẻ bị nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu. 4.Trên người trẻ nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. 5.Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn 6.Chân tay trẻ lạnh, vật vã, hốt hoảng, quấy khóc nhiều hoặc li bì. Đây là những dấu hiệu thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt. 7.Trẻ bị nôn ói nhiều.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết 4

Muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh

Cách phòng tránh sốt xuất huyết:

-Đậy kín các chum, vại, lu chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng -Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy. -Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước 1 tuần/1 lần. -Thu gom đồ phế thải quanh nhà. -Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, phát quang bụi rậm. -Hạn chế treo quần áo bẩn trên mắc áo. -Cho trẻ ngủ mùng (màn) kể cả vào ban ngày. -Dùng kem thoa chống muỗi.

comment Bình luận

largeer