Dấu hiệu phân lỏng, khát nước, sốt là bệnh gì

Nếu như gặp phải trường hợp cơ thể đi đại tiện phân lỏng liên tục, đi kèm dấu hiệu khát nước và sốt thì có thể biểu hiện một chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
11/10/2018 17:29

Dấu hiệu phân lỏng, khát nước, sốt là bệnh gì

Những dấu hiệu trên là biểu hiện của bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là hiện trạng đi cầu ra phân lỏng và nhiều hơn so với bình thường trong thời gian kéo dài. Đây cũng là loại bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay. Với trường hợp người lớn, bệnh tiêu chảy tương đối ít nguy hiểm và hầu hết họ có thể bù lại bằng điện giải và nước. Với trường hợp của trẻ nhỏ thì sẽ trầm trong hơn vì trẻ không thể uống do ói mửa, hôn mê.

tieu-chay

Tiêu chảy là hiện trạng đi cầu ra phân lỏng và nhiều hơn so với bình thường

Có nhiều loại tiêu chảy và thường chia theo thời gian như tiêu chảy cấp tính, bán cấp hay mãn tính kéo dài.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy

Những dấu hiệu cơ bản của người bị tiêu chảy đó là đi ngoài nhiều và phân lỏng; họ thường buồn nôn  và ói mửa; bụng đau âm ỉ hoặc đau quằn quại; thời gian tiêu chảy thời bị đau đầu, sốt, ăn ngủ không ngon; Bị tiêu chảy sẽ mất nước, đi tiêu nhiều lần, tiêu són, mót rặn, phân có máu hoặc cả việc lượng phân nhiều; mất nước.

Bệnh tiêu chảy sẽ nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ, thậm chí việc mất nước của trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bị đe dọa tính mạng trong thời gian ngắn, nếu trẻ gặp nhiều triệu chứng như Sốt cao li bì, phân chứa máu và mủ hoặc phân đen như hắc ín, tay chân lạnh da nhợt nhạt do mất nước.

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường là do các virus bệnh đường ruột, ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn, dị ứng thực phẩm và tác dụng phụ của một số thuốc. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy thế nên chúng ta cần phải có phương pháp phòng bệnh phù hợp.

Điều trị bệnh tiêu chảy như thế nào

Một dung dịch bù nước cho các trường hợp tiêu chảy sẽ cung cấp được các đường, muối và khoáng chất  chất đã bị mất khi bị tiêu chảy. Chúng có ở các cơ sở y tế và hiệu thuốc toàn quốc.

Trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ điều trị bằng việc hoàn lại số dịch đã mất. Bằng việc uống nhiều nước hơn và uống điện giải đi bù lại. Với những trường hợp nghiêm trọng sẽ đến gặp bác sĩ để truyền nước qua đường tĩnh mạch. Với trường hợp tiêu chảy bởi nhiễm khuẩn sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh.

tieu-chay-1

Điều trị tiêu chảy bằng cách bổ sung nước và điện giải

Bạn sẽ hạn chế được tiêu chảy nếu như sử dụng các loại nước ép trái cây không đường, những thực phẩm tốt đó là chứa kali cao (như khoai tây, chuối), chứa natri cao ( như bánh quy mặn, súp, nước canh, nước giải khát…) Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ rất tốt ví dụ như bột yến mạc, gạo hay các loại rau xanh. Bên cạnh đó nên hạn chế những thực phẩm có đường để tránh cho việc bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn thế. Những thực phẩm khác cần tránh đó là thực phẩm giàu magie, sản phẩm từ sữa, các loại nước uống chứa gas hay caffeine.

Bệnh tiêu chảy tuy không nghiêm trọng nhưng vẫn phải cần sự cẩn trọng và phòng bệnh hiệu quả, nhất là cho trẻ nhỏ. Bạn nên tích cực điều trị khi mắc bệnh tiêu chảy để tránh biến chứng và phiền toái trong cuộc sống. Nên chọn những thực phẩm sạch sẽ và an toàn nhất là khi ăn sống. Nên thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. 

comment Bình luận

largeer