Điều trị xơ cứng cổ bàng quang cho bệnh nhân bằng việc áp dụng Laser Thulium

BVĐK tỉnh Phú Thọ tiếp nhận và điều trị thành công xơ cứng cổ bàng quang cho người bệnh nam 70 tuổi bằng việc áp dụng Laser Thulium để bốc hơi vùng cổ bàng quang xơ hóa, giúp dòng chảy niệu không bị tắc nghẽn.
21/01/2021 14:20

Các bác sĩ đã tiến hành nội soi niệu đạo, xác định được cổ bàng quang xơ hóa chít hẹp là nguyên nhân gây bí đái.

Người bệnh đặt sonde số 8F niệu đạo điều trị nội khoa trước nhằm: chống nhiễm trùng niệu, kiểm soát huyết áp, đường máu và điều chỉnh thuốc chống đông.

Sau đó, nhóm bác sĩ Khoa Ngoại – Tiết niệu đã áp dụng Laser Thulium để bốc hơi vùng cổ bàng quang xơ hóa, giúp dòng chảy niệu không bị tắc nghẽn.

Kỹ thuật này giảm nhiều tai biến, biến chứng sau mổ. Hậu phẫu nhẹ nhàng, đặc biệt trên người bệnh có nhiều bệnh lý nền phức tạp như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp ….

Phương pháp dùng máy LASER Tm: YAG ( Thulium: yttrium-aluminium garnet):YAG là thế hệ LASER mới nhất với đặc tính ưu việt hơn laser Holmium. LASER Thulium có bước sóng 2 µm và khả năng phát sóng liên tục ( ốt hơn so với LASER Holmium có bước sóng 2,1 µm).

Việc ứng dụng loại Laser nào phụ thuộc vào các yếu tố: Kết quả ngắn hạn, dài hạn, độ an toàn của phương pháp, biến chứng, độ khó của kỹ thuật, thời gian phẫu thuật, chi phí...

ls2 (1)

Ảnh trước và sau mổ

Người bệnh sau phẫu thuật đã rút sonde có thể tiểu tốt, tiểu dễ, tia tiểu to được xuất viện sau 3 ngày, được bác sĩ hẹn tái khám định kỳ theo dõi.Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện).

Theo đó, xơ cứng cổ bàng quang là hiện tượng cơ vòng cổ bàng quang bị xơ hóa do bẩm sinh hay do viêm mạn tính hoặc sau can thiệp phẫu thuật tuyến tiền liệt làm cho quá trình tiểu tiện bị rối loạn, biểu hiện có thể gây bí tiểu hoặc đi tiểu không hết bãi.Xơ cứng cổ bàng quang là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế khi có tiền sử mắc các bệnh lý bàng quang, người bệnh nên đi thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, đồng thời nghe theo sự tư vấn điều trị của bác sĩ tránh việc tự ý sử dụng thuốc có thể để lại hậu quả đáng tiếcĐể phòng tránh bệnh xơ cứng cổ bàng quang, các bác sĩ khuyến cáo cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn, không nên có thói quen nhịn tiểu hay làm các việc làm có ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang.

Theo SKĐS

comment Bình luận

largeer