Mọi người cần làm gì khi COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), trong tình hình dịch bệnh có ca lây nhiễm trong cộng đồng như hiện nay, do chưa xác định được nguồn lây nên việc quan trọng nhất đó là tăng cường giám sát, xét nghiệm mở rộng để phát hiện những trường hợp dương tính.
29/01/2021 09:57

Đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận số lượng ca COVID-19 trong một ngày lớn như vậy. Do đó, tình hình dịch bệnh được xác định là rất phức tạp.

tran-dac-phu-07045295

Mặc dù dịch đã lây lan trong cộng đồng, nhưng theo ông Phu, đến nay kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam được nâng lên nhiều so với giai đoạn đầu tiên. Do đó, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, người dân cũng không nên chủ quan. Bởi chúng ta cũng chưa xác định được nguồn lây bệnh của các bệnh nhân này. Ngoài ra, hiện cũng đang là thời điểm cuối năm, đông người đi lại, số lượng các phương tiện giao thông lớn, nếu trong đó có một ca bệnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan, rất nguy hiểm.

Về thắc mắc những ca bệnh mới phát hiện tại Hải Dương và Quảng Ninh có nhiễm biến chủng mới của virus corona hay không, ông Phu cho rằng, tuy chủng mới có tính chất lây lan mạnh. Nhưng để xác định được những ca bệnh có nhiễm chủng mới hay không thì cần phải giải trình tự gene.

Tương tự như trường hợp của cô gái nhập cảnh vào Nhật Bản. Trường hợp này được xác định nhiễm SARS-CoV-2 chủng mới do bên Nhật Bản giải trình tự gene. Nhưng tại Việt Nam, các bệnh nhân vẫn chưa thể xác định được.

Nếu sau khi giải trình tự gene, xác định các bệnh tại Việt Nam nhiễm biến chủng mới, thì công tác phòng, chống dịch sẽ càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. “Bởi qua nghiên cứu thì chủng mới này lây lan rất nhanh”.

Chuyên gia dịch tễ cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuân thủ đúng quy định về phòng chống dịch; thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch và thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Chung quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM) cũng khuyến cáo, hiện nay dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng. Do đó, ngoài việc cơ quan chức năng thực hiện thần tốc việc truy vết, rà soát, cách ly thì người dân cũng cân tự nâng cao cảnh giác về phòng, chống dịch. Đặc biệt là những người thuộc diện F1 hoặc đang ở vùng dịch. “Ai đang ở đâu thì ở yên chỗ đó để bảo vệ bản thân và cộng đồng”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Theo VTC

comment Bình luận

largeer