Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến các Mẹ bầu mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn “khủng khiếp” này chóng qua đi.
29/11/2016 16:17

 Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào.

Rất nhiều Mẹ bầu khổ sở vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Ốm nghén có thể hiểu đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Theo thống kê, có khoảng 90% Mẹ bầu bị ốm nghén trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, choáng váng... Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, ốm nghén còn khiến mẹ bầu “mất ăn mất ngủ” vì sợ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu, nhất là những chị em bị nghén nặng.

nghen la gi va chua nghe bang canh nao, 2

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt.

Thông thường, đến tuần 12 – 14, ốm nghén sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên có đến 11% bà bầu sẽ bị nghén cho đến khi sinh bé. Do đó, mẹ bầu cần phải biết cách “sống chung” với những triệu chứng không mấy dễ chịu này, sao cho dù nghén nhưng vẫn không quá mệt mỏi, vẫn đảm bảo ăn đủ chất cho thai nhi phát triển.

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Nguyên nhân gây ốm nghén.

- Nồng độ hCG tăng nhanh

Khi bạn mang thai, bác sĩ có thể theo dõi mức độ hCG, đó là một hormone tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mang song thai trở lên, nồng độ hCG sẽ cao hơn và ốm nghén càng phổ biến.

- Tăng cảm giác về mùi

Khi mang thai, mũi bạn thính hơn. Điều này không phải lúc nào cũng tốt. Những mùi hương không làm bạn khó chịu trước đó nay lại làm phiền và khiến bạn ốm và mệt mỏi.

nghen la gi va chua nghen bang cach nao nam

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Vì sao mẹ bầu ốm nghén?

- Dạ dày nhạy cảm

Điều này có thể không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường thì mang thai làm cho hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.

Ai bị ốm nghén?

Thông thường bạn sẽ không bao giờ biết mình có bị ốm nghén hay không cho đến khi mang thai. Dưới đây là những trường hợp dễ bị ốm nghén:

- Mang thai đôi, ba.

- Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.

- Tiền sử bị chứng đau nửa đầu.

- Nếu mẹ hoặc chị em gái từng bị ốm nghén, bạn có nhiều khả năng bị ốm nghén.

- Nếu bạn đã có một bé gái. Một nghiên cứu chứng minh rằng bà mẹ có một con gái dễ bị ốm nghén trong lần mang thai tiếp theo.

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Mối nguy hại của tình trạng ốm nghén

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén chỉ làm cho họ mệt mỏi. Sau ba tháng đầu tiên, bạn không tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ thức ăn và loại nước uống nào, có thể có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.

Biến chứng nghiêm trọng nhất được gọi là chứng nôn nghén, xuất hiện với tỷ lệ một trong 100 thai. Đó không phải thỉnh thoảng buồn nôn mà là một căn bệnh nghiêm trọng có thể khiến bạn phải nhập viện hoặc gây ra các biến chứng.

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Các món ăn chống nghén.

Việc chọn thực phẩm nào để tránh nôn ói là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Sau đây là một số “mẹo hay” dành cho mẹ bầu tránh nghén:

Một số thực phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì thai kỳ mà lại có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu nhiều tinh bột làm giảm axit trong đường tiêu hóa, từ đó làm dịu chứng buồn nôn. Các loại bánh tây nhạt, không hoặc ít đường sẽ giúp mẹ bầu đỡ đói khi không thể ăn các món ăn khác. Ngoài ra, việc kết hợp các món ăn chứa carbonhydrate phức tạp với protein trong thịt nạc, cá vừa giúp cung cấp calo cho mẹ bầu, vừa cải thiệt bớt tình trạng nghén thai kỳ. Ví dụ, mẹ bầu có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, ngô, các loại đậu và đậu Hà Lan với thịt nạc nhiều đạm như thịt heo, bò, thịt gia cầm bỏ da, hoặc đậu phụ.

Có một số loại trái cây, thức uống và hoa quả cũng giúp cho mẹ bầu nhấm nháp hàng ngày để đỡ lạt miệng, bớt cảm giác buồn nôn như chuối (chứa nhiều kali, 1 vi chất được xem là có khả năng “đè bẹp” buồn nôn), bơ (dồi dào vitamin B6 giúp hạn chế nghén), củ đậu, me, bưởi, khoai lang, bí đao, hay uống nước ấm hòa vài lát chanh tươi, trà pha vài lát gừng với mật ong, sinh tố bơ v.v… Chất sắt cũng góp phần hiệu quả giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn, nôn ói, vì vậy mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh.

Đừng quên Gừng

Đưa gừng vào danh sách ăn uống hàng ngày cũng là 1 lựa chọn khôn ngoan của mẹ bầu, vì gừng được cho là “kẻ thù” của buồn nôn, nghén ói, từ gừng tươi cho đến các loại thực phẩm có chứa gừng như bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng v.v… Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý với các món được chế biến công nghiệp như kẹo gừng, bánh gừng, trà gừng túi lọc …, phải đọc kỹ nhãn mác để đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc từ gừng tinh khiết thay vì hương liệu nhân tạo.

nghen la gi va chua nghen bang cach nao, sau

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Cách tốt nhất là sử dụng gừng tươi.

Cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất bạn có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống ngày 3-4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến bạn ăn ngon miệng hơn rất nhiều đấy.

Lá tía tô

Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn.

nghen la gi va chua nghen bang cach nao, tam

Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày;

Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.

Rễ cây lau, sậy

Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm hết nôn. Thường được dùng bằng cách nấu nước uống thay trà hoặc có thể kết hợp với trà actiso uống thay nước mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Củ cải

Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn.

Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày;

Để có tác dụng hiệu quả, bạn nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.

Bí đao

Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt.

Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày;

Cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Vỏ quất, quýt, cam

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

Quả chanh

Quả chanh: Có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bạn có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích nhé. Đây cũng là thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa nhé.

Trên đây là 7 loại thực phẩm chữa ốm nghén hiệu quả mà mẹ bầu có thể sử dụng để hạn chế và loại bỏ cơn buồn nôn của mình khi mang thai, hãy lựa chọn cho mình một loại thực phẩm phù hợp để sử dụng hàng ngày, hoặc có thể thay đổi để tăng hiệu quả tác dụng các mẹ bầu nhé.

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Tạm biệt ốm nghén bằng cách nào?

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Cảm giác đói có thể làm cho bạn thấy buồn nôn hơn, vì vậy hãy thử bắt đầu ăn trước khi mẹ bầu cảm thấy đói, hay ngay khi thèm 1 món ăn nào đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa đủ, không để quá no hay ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không quá đầy. Uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn “quấy rầy” suốt cả đêm.

nghe la gi va chua nghen bang cach nao, 3

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trongn ngày

 Tránh xa các món gây buồn nôn

Mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh và có màu sắc không hấp dẫn. Thậm chí các loại thực phẩm trước đây bạn yêu thích có thể sẽ trông có vẻ không ngon miệng và làm bạn buồn nôn khi nghĩ hoặc ngửi thấy chúng. Mẹ bầu cũng nên tránh xa rượu, vì không chỉ có nguy cơ mang lại dị tật cho thai nhi, loại thức uống này còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.

Uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày

Mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm mẹ bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy  thai. Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Ngoài ra, cũng nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần. Các loại nước khoáng có gas có thể sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.

nghen la gi va chua nghen bang cach nao, bay

Tránh xa môi trường có nhiều “mùi”

Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu tránh khỏi ốm nghén, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói. Cũng cần nhớ rằng, 1 loại nước hoa quá nồng hay các chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghén ngẩm của bạn. Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.

Ngửi mùi hương yêu thích

Mẹ bầu cũng có thể đặt một chai nước hoa với mùi bạn yêu thích như chanh, oải hương, quế, hương thảo… trong phòng sẻ giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói.

Ngủ nhiều nhất có thể

Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

nghen la gi va chua nghen bang cach nao , 5

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. Nên ngủ nhiều nhất có thể

Không ngồi một chỗ quá lâu

Với các mẹ bầu văn phòng, nên đứng lên và đi lại sau khoảng 30 phút đến 1 giờ làm việc để tránh cảm giác căng thẳng và buôn nôn. Mẹ cũng nên dành thời gian 5-10 phút để nghỉ ngơi trong giờ làm việc, sẽ dễ chịu hơn nhiều.

Đồ ăn nhẹ

Mẹ đừng quên để trên bàn làm việc hoặc đầu giường ngủ một vài mẩu bánh và ăn bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu. Bánh quy khô sẽ giúp các mẹ bớt cảm giác ốm nghén, buồn nôn hơn.

Dùng vitamin kèm món ngon và uống nhiều nước

Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt v.v… Các chất dinh dưỡng bổ sung này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Do đó, hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.

Nếu các loại vitamin vẫn gây khó chịu cho bạn mỗi lần dùng, nên trao đổi với bác sĩ để được cung cấp những loại vitamin khác ít hiệu lực hơn cho đến khi chứng buồn nôn giảm dần. Một số mẹ bầu thấy chứng buồn nôn sẽ giảm nhiều khi dùng vitamin trước khi ngủ hoặc mới thức dậy vào buổi sáng, vì vậy bạn cũng có thể áp dụng cách này nếu thấy phù hợp.

Sử dụng các liệu pháp

Châm cứu, tập Yoga hay thậm chí thôi miên có thể sẽ là liệu pháp thay thế hiệu quả giúp giảm bớt buồn nôn và rất an toàn cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và những liệu pháp điều trị này phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có uy tín, tay nghề cao.

nghen la gi va chua nghen nhu the nao, 1

Nghén là gì và chữa nghén bằng cách nào. 10 bài thuốc dân gian trị ốm nghén.

Sau đây là một số bài thuốc trong dân gian trị ốm nghén được nhiều người sử dụng để các mẹ bầu cùng

tham khảo.

nghen la gi va chua nghe bang cach nao, hai

1. Nước mía + gừng tươi

Nước mía 100ml, gừng tươi 10g.

Gừng rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.

Dùng để trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.

2. Cá diếc + sa nhân + gừng tươi

Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ.

Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới.

3. Hoài sơn + thịt lợn nạc + gừng tươi

Hoài sơn 100g, gừng tươi 5g, thịt lợn nạc 50g.

Hoài sơn và thịt lợn thái miếng, gừng đập dập, tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, chán ăn, toàn thân mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng.

4. Phật thủ + gừng tươi + đường cát

Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát vừa đủ.

Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì đùng được, uống thay trà trong ngày.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.

5. Nho khô + rễ gai

Quả nho khô 30 gr, rễ gai 10 gr.

Sắc lên, rồi uống ngày 2 lần. Các mẹ bầu hãy uống liền trong 3 ngày để có hiệu quả nhé!

6. Trà gừng + vỏ quýt

Vỏ quýt 2 miếng, gừng non 3 lát.

Vỏ quýt tươi rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong, thái thành sợi nhỏ. Gừng rửa sạch, thái sợi nhỏ.

Đem gừng sợi đun với hai chén nước bằng lửa lớn. Sau khi nước sôi thì để nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút rồi bỏ vỏ quýt vào đun thêm 20 phút.

Mẹ bầu dùng nước này uống như trà và uống khi còn nóng nhé!

Lưu ý: Gừng và các chế phẩm từ gừng đã tỏ ra có hiệu quả đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên gừng mang tính nóng, do đó các mẹ bầu nên sử dụng ít để tránh hiện tượng táo bón nhé.

7. Me

30gr me, 300ml nước, 10gr đường trắng.

Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với nước, đun sôi kỹ còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.

Công dụng: chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai.

8. Chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi mẹ bầu buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm mẹ bầu dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài thuốc trị ốm nghén bằng chanh dưới đây:

Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất có tác dụng.

9. Bưởi

15g vỏ bưởi, 300ml nước.

Vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống trong khoảng 3 – 5 ngày để có tác dụng.

10. Dấm rượu táo + mật ong

Dùng 1 thìa dấm rượu táo, 1 thìa mật ong

Pha dấm rượu táo và mật ong vào nước lạnh để uống trước mỗi khi đi ngủ.

comment Bình luận

largeer