Những dấu hiệu sớm cho thấy trẻ bị cận thị - Trẻ bị cận thị có được đeo kính áp tròng không?

Bệnh cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng một phần bắt nguồn từ tình trạng trẻ tiếp xúc quá sớm với điện thoại, tivi... Bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống và học tập của trẻ.
12/04/2021 10:32

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh và người phải làm việc nhiều với máy tính. Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường.

Cần chú ý, để xác định cận thị hay không, chúng ta nên đến các phòng khám chuyên khoa mắt hoặc bệnh viện để khám và đo mắt. Hiện nay có nhiều người tự ý ra quán cắt kính đo mắt nhưng thực tế không bị cận mà là cận thị giả. Theo đó, cận thị giả có những biểu hiện gần giống tật cận thị, là căn bệnh khiến nhiều người lầm tưởng và đưa ra phác đồ điều trị sai lầm dẫn đến những hậu quả khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mắt.

can thi

Cận thị ở trẻ em ngày càng phổ biến. Hình minh họa.

Tình trạng này phổ biến ở nhiều trẻ em và đối tượng nhân viên văn phòng. Nguyên nhân gây cận thị giả là do làm việc liên tục  liên tục với cự ly gần trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết liên tục dẫn đến mắt nhức mỏi, đau đầu, chảy nước mắt; do chủ quan của người bệnh, khi mắt có hiện tượng mờ đi không đến khám tại các phòng khám chuyên khoa mắt mà đi cắt kính tại các cửa hàng kính; do cơ thể mắc một số chứng bệnh như chấn thương mắt, viêm thể mi, dùng atropine trong thời gian dài…

Tại Mỹ, cận thị ảnh hưởng đến gần 30% dân số. Ước tính rằng vào năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị- Tiến sĩ David Troilo thuộc Đại học Thị trường NewYork trả lời trên CBS New York. .

Cận thị nặng có liên quan đến các biến chứng có thể đe dọa thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực. Nhẹ hơn, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị rách võng mạc và bong võng mạc cần phải điều trị xâm lấn.

Dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em

Đối với trẻ em, việc bị cận thị khi quá sớm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống và học tập sau này. Do đó, cha mẹ cần phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị cận thị để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn phác đồ điều trị đúng đắn.

Theo cảnh báo của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nếu trẻ có một số dấu hiệu dưới đây rất có thể bé đã bị cận thị:

- Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc đọc sách trong khoảng cách gần mặc dù đã được cha mẹ nhiều lần nhắc nhở.

can thi1

Cận thị ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Hình minh họa.

- Trẻ hay nheo mắt khi xem tivi, đọc sách báo và hay có thói quen dụi mắt.

- Trẻ hay bị lạc từ khi đọc sách và cần phải dùng ngón tay để chỉ dòng. Nếu không chỉ tay, bé dễ bị đọc sai chỗ.

- Trẻ nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường. Đôi khi, trẻ nheo mắt lâu hoặc lấy tay che mắt khi có ánh sáng hoặc trẻ cảm thấy đau đầu, buồn nôn. 

- Trẻ hay bị chảy nước mắt và không nhìn thấy đồ vật, người quá phạm vi 1m.

Có nên cho trẻ sử dụng kính áp tròng không?

Như đã đề cập ở trên, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám thay vì tự đi cắt kính vì có thể nhầm lẫn bệnh lý và độ cận không chính xác. Việc sử dụng kính sẽ giúp bé nhìn rõ hơn và không bị tăng độ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vì muốn thuận tiện nên cho trẻ sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên, cần lưu ý:

Theo Tiến sĩ Bernard P. Lepri, OD, MS, MEd, chuyên gia đo thị lực tại Chi nhánh Thiết bị võng mạc và Kính áp tròng của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết: Các chuyên gia chăm sóc mắt thường không khuyến nghị cho trẻ dùng kính áp tròng cho đến khi chúng 12 hoặc 13 tuổi vì những rủi ro thường lớn hơn lợi ích.

Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Nhi khoa, khoảng 1/4 trong số hơn 70.000 trẻ em tại Mỹ đến phòng cấp cứu mỗi năm vì chấn thương và biến chứng do thiết bị y tế có các vấn đề liên quan đến kính áp tròng.

Các vấn đề bao gồm nhiễm trùng và trầy xước giác mạc. Nhiễm trùng ở trẻ em xảy ra thường xuyên hơn nhiều ở những người đeo kính áp tròng do sử dụng không đúng cách hoặc không biết các vệ sinh. Nhiễm trùng có thể dẫn đến sẹo giác mạc và mất thị lực, có thể vĩnh viễn hoặc cần phải điều trị xâm lấn.

Thu Minh (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer