Tập EMS: Hiệu quả thực sự và những rủi ro tiềm ẩn

Phương pháp tập luyện EMS (kích thích cơ bắp bằng điện) đang trở thành xu hướng mới tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, nhờ khả năng rút ngắn thời gian tập mà vẫn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp tập luyện EMS vẫn còn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn mà người tập cần lưu ý.
19/07/2025 08:53

Tập EMS là gì?

EMS (Electrical Muscle Stimulation) hay còn gọi là tập kích thích cơ bắp bằng điện, là phương pháp luyện tập ứng dụng công nghệ cao. Khác với các bài tập truyền thống đòi hỏi nhiều sức lực và thời gian, EMS hoạt động dựa trên nguyên lý sinh học tự nhiên của cơ thể. 

Khi não bộ gửi tín hiệu điện để kích hoạt cơ bắp, EMS mô phỏng lại quá trình này bằng cách phát xung điện nhẹ trực tiếp lên các nhóm cơ thông qua bộ đồ chuyên dụng, giúp kích thích cơ bắp hoạt động với hiệu suất lên tới hơn 90%.

ems-01

EMS kích thích cơ bắp bằng điện (Ảnh minh họa)

Ban đầu, EMS được nghiên cứu và sử dụng trong phục hồi chức năng và vật lý trị liệu suốt hơn 100 năm qua. Ngày nay, phương pháp này đã trở thành xu hướng luyện tập hiện đại tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Á. 

Những ngôi sao nổi tiếng như Cristiano Ronaldo, Usain Bolt hay các người mẫu Victoria’s Secret cũng là những người tiên phong trải nghiệm EMS trong quá trình tập luyện.

Lợi ích nổi bật của tập EMS

Nhờ tác động trực tiếp lên toàn bộ cơ bắp bằng xung điện, EMS mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với tập luyện truyền thống.

Hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn

Chỉ 18-25 phút mỗi buổi, EMS giúp đốt 600-700 calo, tương đương 1-2 giờ tập gym, phù hợp với người bận rộn.

Electro-Muscle-Stimulation

EMS giúp đốt 600-700 calo (Ảnh minh họa)

Kích hoạt toàn bộ nhóm cơ, kể cả cơ sâu

EMS kích thích đồng thời tất cả nhóm cơ lớn nhỏ, kể cả cơ sâu khó tác động bằng bài tập thông thường, giúp cơ thể săn chắc và cân đối toàn diện.

Giảm mỡ, tăng cơ, cải thiện trao đổi chất

Cường độ tác động mạnh mẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, đốt mỡ hiệu quả kể cả sau buổi tập. Nghiên cứu tại Đức cho thấy chỉ sau 1-3 tháng, tỷ lệ mỡ giảm rõ rệt, khối cơ tăng lên.

Giảm áp lực lên xương khớp

Không cần nâng tạ nặng hay động tác phức tạp, EMS giúp tăng sức mạnh cơ bắp mà không gây áp lực lên khớp gối, cột sống, cổ tay, phù hợp cho người mới tập, người lớn tuổi hoặc đang phục hồi chấn thương.

Hỗ trợ giảm đau cổ, vai, gáy

EMS giúp kích thích cơ sâu, tăng lưu thông máu và giảm căng cứng vùng cổ, vai, lưng, đặc biệt hiệu quả với dân văn phòng thường xuyên đau mỏi do ngồi lâu.

Những rủi ro khi tập EMS cần lưu ý

EMS được đánh giá là phương pháp luyện tập hiện đại và an toàn, nhưng không phải ai cũng phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, những đối tượng sau nên tránh tập EMS để bảo vệ sức khỏe: phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mạch, ung thư hoặc đang sử dụng thiết bị y tế cấy ghép như máy tạo nhịp tim, máy khử rung.

ems-03

 Nên tập EMS với hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên môn (Ảnh: minh họa)

Để tối ưu hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro, người tập EMS cần tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc sau:

- Tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên môn, tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà.- Ăn nhẹ trước khi tập từ 45 phút đến 2 tiếng để đảm bảo đủ năng lượng và tránh hạ đường huyết.

- Uống đủ nước trước, trong và sau buổi tập để hỗ trợ điều hòa thân nhiệt và thúc đẩy trao đổi chất.

- Không tập quá 2 buổi mỗi tuần và nghỉ tối thiểu 48 tiếng giữa các buổi để cơ bắp có thời gian phục hồi.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn phòng tập EMS chất lượng cũng quan trọng không kém kỹ thuật luyện tập. Người tập nên ưu tiên các cơ sở có thiết bị đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt là được chứng nhận an toàn bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). 

Phòng tập uy tín cần có huấn luyện viên chuyên môn, giáo án cá nhân hóa và hỗ trợ dinh dưỡng, giúp đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

Thảo Nguyên (Tổng hợp)

Từ khóa Từ khóa:
thể thao EMS cơ bắp
comment Bình luận