Trung Quốc: Thượng Hải từng là thành phố không COVID-19

Thượng Hải từng là một trong những thành phố Trung Quốc ít bị ảnh hưởng nhất từ đại dịch và vẫn sầm uất trong 2 năm qua, nhưng giờ đây lại trở thành nơi được mô tả là "đáng sợ".
11/04/2022 11:02

Nikkei Asia miêu tả vào ngày thứ 10 của đợt phong tỏa để kiểm soát dịch ở Thượng Hải, người ta không thể không tự hỏi điều gì đã xảy ra với đô thị lớn nhất của đất nước và là đầu tàu kinh tế chiếm 3% toàn bộ GDP của Trung Quốc vào năm ngoái.

“Sang thái” (qiangcai - có nghĩa là tranh giành thức ăn) được cho là đã trở thành câu cửa miệng hàng ngày và là nhiệm vụ cốt lõi trong mỗi hộ gia đình kể từ lúc tin đồn về việc phong tỏa để kiểm soát virus bắt đầu lan truyền vào giữa tháng 3, khi số ca COVID-19 ở Thượng Hải đạt gần 1.000 trường hợp mỗi ngày.

Việc gấp rút tìm nguồn cung cấp thiết yếu và xét nghiệm PCR đã được châm biếm trong một bản rap nổi tiếng có tên Get fed, go on get test. Bài hát có lúc đứng đầu các tìm kiếm trên mạng xã hội.

Ở Thượng Hải giờ đây, việc tìm kiếm những thứ thiết yếu hàng ngày đã trở thành một thử thách đối với phần lớn trong số 25 triệu người dân, kéo theo đó là những phẫn nộ và thất vọng của họ về những bất cập trong đợt phong tỏa.

a1

Nhân viên chống dịch hướng dẫn người dân đang xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 trong thời gian phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 4/4

Sự phẫn nộ của người dân

Cư dân Thượng Hải đã được lệnh không rời khỏi nhà trong đợt phong tỏa gồm hai giai đoạn, bắt đầu từ ngày 28/3, nhưng chưa rõ thời gian thật sự kết thúc là khi nào.

Một phóng viên của Nikkei Asia có bút danh CK Tan đã mô tả cuộc sống của gia đình anh trong đợt phong tỏa mới nhất.

“Thế giới vật chất của gia đình tôi đã được thu gọn trong một căn hộ rộng 100 m2 ở Trường Ninh, một quận ở phía tây của Thượng Hải, và có thể nhìn thoáng qua những con phố vắng vẻ bên ngoài. Niềm an ủi duy nhất là nghe tiếng chim hót, chúng chưa bao giờ ngọt ngào hơn lúc này”, anh viết.

Anh cho biết con trai 16 tuổi và con gái 14 tuổi của mình được nghỉ học trong tuần này. Trong khi đó, vợ anh thường xuyên lướt điện thoại để kiểm tra tin tức mới nhất về đại dịch và để mua thực phẩm trên các diễn đàn WeChat.

Đợt phong tỏa, được cho là sẽ kết thúc vào ngày 12/4, đã làm tê liệt gần như mọi hoạt động của thành phố. Các hộ gia đình đang tranh giành để đặt hàng trực tuyến, từ aspirin, hành tây đến dầu gội và sữa. Và không phải cư dân nào cũng nhận được khẩu phần ăn theo đúng lời hứa của chính phủ, anh Tan cho biết.

Trên các trang mạng xã hội, người dân bộc lộ sự tức giận.

Các video clip lan truyền trên mạng cho thấy cư dân thất vọng hét lên “chúng tôi đang chết đói" từ cửa sổ căn hộ của họ.

A2

Giao hàng cho người dân qua hàng rào chắn một khu vực dân cư ở Thượng Hải, ngày 31/3

Thượng Hải từng là một trong những thành phố Trung Quốc ít bị ảnh hưởng nhất từ đại dịch và vẫn sầm uất trong 2 năm qua, nhưng giờ đây lại trở thành nơi được mô tả là "đáng sợ".Nikkei Asia miêu tả vào ngày thứ 10 của đợt phong tỏa để kiểm soát dịch ở Thượng Hải, người ta không thể không tự hỏi điều gì đã xảy ra với đô thị lớn nhất của đất nước và là đầu tàu kinh tế chiếm 3% toàn bộ GDP của Trung Quốc vào năm ngoái.

“Sang thái” (qiangcai - có nghĩa là tranh giành thức ăn) được cho là đã trở thành câu cửa miệng hàng ngày và là nhiệm vụ cốt lõi trong mỗi hộ gia đình kể từ lúc tin đồn về việc phong tỏa để kiểm soát virus bắt đầu lan truyền vào giữa tháng 3, khi số ca COVID-19 ở Thượng Hải đạt gần 1.000 trường hợp mỗi ngày.

Việc gấp rút tìm nguồn cung cấp thiết yếu và xét nghiệm PCR đã được châm biếm trong một bản rap nổi tiếng có tên Get fed, go on get test. Bài hát có lúc đứng đầu các tìm kiếm trên mạng xã hội.

Ở Thượng Hải giờ đây, việc tìm kiếm những thứ thiết yếu hàng ngày đã trở thành một thử thách đối với phần lớn trong số 25 triệu người dân, kéo theo đó là những phẫn nộ và thất vọng của họ về những bất cập trong đợt phong tỏa.

tam can Covid19 o Trung Quoc anh 1Nhân viên chống dịch hướng dẫn người dân đang xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 trong thời gian phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 4/4. Ảnh: Reuters.Sự phẫn nộ của người dânCư dân Thượng Hải đã được lệnh không rời khỏi nhà trong đợt phong tỏa gồm hai giai đoạn, bắt đầu từ ngày 28/3, nhưng chưa rõ thời gian thật sự kết thúc là khi nào.

Một phóng viên của Nikkei Asia có bút danh CK Tan đã mô tả cuộc sống của gia đình anh trong đợt phong tỏa mới nhất.

“Thế giới vật chất của gia đình tôi đã được thu gọn trong một căn hộ rộng 100 m2 ở Trường Ninh, một quận ở phía tây của Thượng Hải, và có thể nhìn thoáng qua những con phố vắng vẻ bên ngoài. Niềm an ủi duy nhất là nghe tiếng chim hót, chúng chưa bao giờ ngọt ngào hơn lúc này”, anh viết.

Anh cho biết con trai 16 tuổi và con gái 14 tuổi của mình được nghỉ học trong tuần này. Trong khi đó, vợ anh thường xuyên lướt điện thoại để kiểm tra tin tức mới nhất về đại dịch và để mua thực phẩm trên các diễn đàn WeChat.

Đợt phong tỏa, được cho là sẽ kết thúc vào ngày 12/4, đã làm tê liệt gần như mọi hoạt động của thành phố. Các hộ gia đình đang tranh giành để đặt hàng trực tuyến, từ aspirin, hành tây đến dầu gội và sữa. Và không phải cư dân nào cũng nhận được khẩu phần ăn theo đúng lời hứa của chính phủ, anh Tan cho biết.

Trên các trang mạng xã hội, người dân bộc lộ sự tức giận.

Các video clip lan truyền trên mạng cho thấy cư dân thất vọng hét lên “chúng tôi đang chết đói" từ cửa sổ căn hộ của họ.

tam can Covid19 o Trung Quoc anh 2Giao hàng cho người dân qua hàng rào chắn một khu vực dân cư ở Thượng Hải, ngày 31/3. Ảnh: Reuters.Video khác cho thấy một con chó corgi đã bị một người mặc đồ bảo hộ trắng đánh chết. Chủ nhân của con chó trước đó đã bị đưa đi cách ly.

Trước sự phản đối kịch liệt, chính quyền địa phương đã nhận lỗi về vụ việc.

Trong một video khác, một người đàn ông phẫn nộ hét lên khi nói chuyện điện thoại, dường như là với nhân viên hỗ trợ trong đợt phong tỏa, vì không thể lấy thức ăn cho gia đình.

“Chúng tôi đang chết”, người này hét lên, đi qua đi lại trên một đoạn đường. Có thể thấy sự tức giận của anh ta khi cáo buộc chính phủ nói dối về việc dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 5/4.

Giống như nhiều người khác, gia đình của anh phóng viên Nikkei Asia chỉ dự trữ đủ thực phẩm cho một tuần. Việc lo ngại thiếu thực phẩm đã khiến vợ anh phải tận dụng mọi thứ cũng như đong đếm tỉ mỉ lượng thức ăn cho từng bữa.

Giá các mặt hàng bị tăng lên ít nhất 30% so với mức trước khi phong tỏa, do dịch vụ hậu cần đã bị phá vỡ, và “bất kỳ chuyến giao hàng thực phẩm nào đến trước cửa nhà chúng tôi trong thời gian này là một điều may mắn”, anh mô tả

Từ nơi không virus thành tâm chấn Covid-19Thượng Hải từng nổi bật là một trong những thành phố của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng nhất bởi các đợt bùng phát virus lẻ tẻ bao trùm cả nước sau khi đại dịch bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán.

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra sự thành công của hệ thống kiểm soát COVID-19 của Thượng Hải và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới. Nhưng sau đó biến chủng Omicron đã bộc lộ những điểm yếu trong cách chống dịch của thành phố và của đất nước.

a3

Phân phát thực phẩm tại một khu dân cư ở Thượng Hải, ngày 5/4

Đợt bùng phát hiện tại bắt đầu hồi cuối tháng 2 tại một câu lạc bộ khiêu vũ nên đã nhanh chóng lan ra cộng đồng. Lúc đầu, quan chức thành phố tán thành việc phong tỏa một cách có mục tiêu, nhắm vào các khu dân cư có ca nhiễm mới.

Tuy nhiên, khi số ca nhiễm hàng ngày tăng trên 3.000 trường hợp, họ đã từ bỏ và thực hiện xét nghiệm hàng loạt cũng như phong thành. Anh Tan mô tả đó là một cuộc phong tỏa “đáng sợ”.

Thượng Hải ngày 8/4 đã ghi nhận hơn 23.000 trường hợp, chiếm hơn 90% tổng số ca được báo cáo trên toàn quốc. Các nhà chức trách cho đến nay vẫn tiết lộ rất ít về việc khi nào sẽ kết thúc phong tỏa.

Quan chức địa phương tại một cộng đồng dân cư đã giới thiệu "khẩu phần ăn nhẹ" kéo dài 5 ngày để chuẩn bị cho một đợt đóng cửa kéo dài. Họ cũng hướng dẫn cư dân đứng trên ban công căn hộ, bật đèn điện thoại di động và hát các bài hát ca ngợi đảng và nhà nước.

"Chúng tôi không phải là nghệ sĩ biểu diễn", một người dân đáp.

(Theo Nikkei Asia)

comment Bình luận

largeer