Ung thư phổi và chữa ung thư phổi

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi là mối quan tâm rất lớn của con người khi hiện nay tình trạng tử vong do căn bệnh này ở nước ta ngày càng gia tăng.
09/09/2016 16:33

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (3)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính

Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), sụt cân, khó thở, và đau ngực.

Đa phần các ca ung thư phổi (85%) có nguyên nhân bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một thời gian dài. Khoảng 10–15% trường hợp còn lại bệnh xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc. Đối với những trường hợp này, nguyên nhân là do sự kết hợp của các nhân tố di truyền, việc tiếp xúc trực tiếp với khí radon, amiăng, hút thuốc thụ động, hay không khí ô nhiễm.

Ung thư phổi có thể quan sát qua những tấm ảnh X quang ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT). Cách thức chẩn đoán là làm sinh thiết và thường được thực hiện bằng nội soi phế quản hay theo chỉ dẫn của chụp cắt lớp.

Phương pháp phòng bệnh là tránh các nhân tố nguy cơ như khói thuốc và không khí ô nhiễm. Việc điều trị và kết quả lâu dài phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh (mức độ lây lan của khối u), và sức khỏe của người bệnh. Đa số trường hợp là không thể chữa khỏi.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (1)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô

Các phương pháp chữa trị phổ biến gồm có phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đôi khi áp dụng phương pháp phẫu thuật, còn với ung thư phổi tế bào nhỏ thì hóa trị và xạ trị thường đạt hiệu quả tốt hơn. Tính trên phạm vi toàn thế giới trong năm 2012, số ca mắc ung thư phổi là 1,8 triệu, trong đó 1,6 triệu người đã tử vong.

Điều này làm cho ung thư phổi là loại ung thư khiến số nam giới tử vong là cao nhất và số nữ giới tử vong là cao thứ nhì sau ung thư vú. Độ tuổi chẩn đoán thường gặp nhất là 70.Tại Mỹ, 17,4% số bệnh nhân sống sót sau năm năm kể từ thời điểm xác định mắc bệnh, còn đối với những nước đang phát triển kết quả về mặt trung bình là kém hơn.

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Các dấu hiệu bệnh

Những dấu hiệu và triệu chứng có thể là của ung thư phổi bao gồm:

Triệu chứng về đường hô hấp: ho, ho ra máu, thở khò khè, khó thở; Triệu chứng toàn thân: sụt cân, mệt mỏi, sốt, móng tay dùi trống; Triệu chứng do ung thư chèn ép nhiều sang các cơ quan kề bên: đau ngực, đau xương, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, khó nuốt.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (2)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: ho, ho ra máu, thở khò khè, khó thở là triệu chứng của ung thư phổi

Nếu ung thư phát triển ở đường thở, nó có thể chặn dòng khí lưu thông, gây ra chứng khó thở. Sự cản trở này có thể dẫn tới việc tích lũy chất bài tiết phía sau chỗ tắc, qua đó mở đường cho viêm phổi.

Tùy thuộc vào loại khối u, hội chứng cận ung thư (paraneoplastic syndrome) có thể là dấu hiệu thu hút sự chú ý ban đầu đến căn bệnh. Đối với ung thư phổi, những hiện tượng này có thể bao gồm chứng tăng canxi huyết, hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu không phù hợp (SIADH, nước tiếu đậm đặc và máu loãng một cách bất thường), hormon vỏ thượng thận (ACTH) sản xuất lệch vị trí, hội chứng nhược cơ Lambert - Eaton (cơ bắp yếu đi do rối loạn tự miễn dịch).

Các khối u trên đỉnh phổi, biết đến với tên gọi khối u Pancoast, có thể xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, dẫn tới hội chứng horner (sụp mí mắt và co đồng tử cùng bên) và gây tổn hại đến đám rối thần kinh cánh tay (brachial plexus).

Phần lớn các triệu chứng của ung thư phổi (chán ăn, sụt cân, sốt, mệt mỏi) là không đặc biệt. Đối với nhiều người, vào thời điểm họ phát hiện ra những dấu hiệu bệnh tật và đi tìm sự chăm sóc y tế, khối u đã lan ra ngoài địa điểm khởi phát. Các triệu chứng có thể báo hiệu quá trình di căn đã xuất hiện bao gồm sụt cân, đau xương và các triệu chứng về thần kinh (đau đầu, ngất xỉu, co giật, yếu chi).

ung thu phoi va chua ung thu phoi (4)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Những địa điểm khối u lan sang thường gặp đó là não, xương, tuyến thượng thận, lá phổi còn lại, gan, màng ngoài tim, và thận. Khoảng 10% số ca ung thư phổi không thấy những triệu chứng khi chẩn đoán, những trường hợp này bệnh tình cờ phát hiện nhờ việc chụp X quang ngực định kỳ.

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư phát triển từ tổn thương ADN về mặt di truyền và những sự biến đổi ngoại di truyền (epigenetic). Những đột biến này ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của tế bào, bao gồm sự tăng sinh tế bào, quá trình chết theo chương trình của tế bào (apoptosis) và sửa chữa ADN. Tổn thương tích lũy càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư càng tăng lên.

Lý do hàng đầu là hút thuốc lá

Hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết, như là benzo(a)pyren, NNK, buta-1,3-dien, và một đồng vị phóng xạ của poloni đó là poloni-210.

Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%.Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (5)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Hít phải một số khí độc cũng dễ bị ung thư phổi

Việc hít phải khói thuốc từ một người khác đang hút thuốc, hay thường được gọi là hút thuốc thụ động, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Các nghiên cứu tới từ Mỹ, châu Âu, và Anh đã cùng nhất quán chỉ ra mức độ rủi ro là gia tăng đáng kể đối với những trường hợp hút thuốc thụ động.

Nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống cùng với người hút thuốc tăng lên từ 20–30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16–19%. Các nghiên cứu chỉ ra khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (sidestream smoke) nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào (mainstream smoke).

Khói cần sa cũng chứa nhiều chất gây ung thư tương tự như khói thuốc lá Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc hút cần sa và nguy cơ mắc ung thư phổi là không rõ ràng. Một cuộc xem xét lại thực hiện năm 2013 đã không tìm thấy sự. gia tăng nguy cơ từ việc dùng cần sa ít đến trung bình. Tuy nhiên đợt kiểm tra năm 2014 lại chỉ ra hút cần sa làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư phổi.

Khí Radon

Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động phân rã chất phóng xạ radi là sản phẩm phân rã của urani và được tìm thấy trong lớp vỏ Trái Đất. Các sản phẩm phân rã của quá trình phóng xạ ion hóa vật chất di truyền, gây ra những sự đột biến mà đôi khi chuyển đổi thành ung thư.

Tại Mỹ, Radon là nguyên nhân gây ra ung thư phổi phổ biến thứ hai khiến khoảng 21.000 người tử vong mỗi năm. Mức độ tập trung khí Radon tăng lên mỗi 100 Bq/m³ thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên từ 8–16%. Hàm lượng khí Radon có sự khác biệt tùy vào khu vực và thành phần đất đá ở dưới mặt đất.

Amiăng

ung thu phoi va chua ung thu phoi (6)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc có tiếp xúc với amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần. Ngoài ra amiăng còn có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng phổi (khác với ung thư phổi).

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ. Lượng nitơ điôxít trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1–2% số trường hợp mắc ung thư phổi.

Có bằng chứng tạm thời ủng hộ rằng ô nhiễm không khí trong nhà liên quan tới việc đốt củi, than, phân hay tàn dư thực vật phục vụ cho nấu nướng hay sưởi ấm trong gia đình làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Phụ nữ tiếp xúc (phơi nhiễm) với khói than trong nhà có nguy cơ khoảng chừng gấp đôi và các sản phẩm phụ của việc đốt cháy sinh khối là, hoặc bị nghi ngờ là tác nhân gây ung thư. Nguy cơ này ảnh hưởng đến khoảng 2,4 tỉ người trên toàn cầu và người ta tin rằng nó là nguyên nhân của 1,5% số ca tử vong do ung thư phổi.

Di truyền

ung thu phoi va chua ung thu phoi (7)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Thuốc lá 

Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần. Điều này khả năng là do sự kết hợp gen. Tính đa hình của các nhiễm sắc thể 5, 6 và 15 có tác động đến nguy cơ mắc ung thư phổi.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố khác có mối liên hệ với ung thư phổi, như các chất (hóa học), nghề nghiệp, và kiểu tình trạng tiếp xúc với môi trường. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phát biểu rằng có "bằng chứng đầy đủ" chỉ ra các yếu tố dưới đây là tác nhân gây ra ung thư ở phổi:

Một số kim loại (sản phẩm nhôm, cadimi và các hợp chất của cadimi, các hợp chất crom (VI), berili và các hợp chất của berili, sắt và thép nóng chảy, các hợp chất của niken, asen và các hợp chất vô cơ của asen, hematit khai thác dưới mặt đất)Một số sản phẩm của sự cháy (cháy không hoàn toàn, than đá, khí hóa than, dầu nhựa than đá, than cốc, bồ hóng, khí thải động cơ diesel)

Bức xạ ion hóa (bức xạ tia X, bức xạ gamma, plutoni)

Một số khí độc (metyl ete [dùng trong công nghiệp], Bis-(clorometyl) ete, mù tạc lưu huỳnh, MOPP [ hỗn hợp vincristin-prednison-mù tạc nitơ-procarbazin ], hơi sơn)

Sản phẩm cao su và bụi silic ôxít kết tinh (bụi tinh thể SiO2)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Cách phát hiện

Chủ yếu là qua chẩn đoán

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Nguyên nhân gây bệnhChiếu chụp lồng ngực bằng tia X là một trong những bước khảo sát đầu tiên nếu người bệnh thông báo các triệu chứng có thể là của ung thư phổi. Việc làm này có thể tiết lộ một trung thất khuếch trương dễ quan sát, tình trạng xẹp phổi, viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (7)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi

Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) thường được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về loại bệnh và mức độ bệnh. Nội soi phế quản hoặc làm sinh thiết theo chỉ dẫn CT thường được dùng để lấy mẫu khối u phục vụ cho việc khám nghiệm mô (mô bệnh học).

Ung thư phổi thường xuất hiện với hình ảnh một nốt phổi đơn độc (SPN) trên ảnh X quang chụp lồng ngực. Tuy nhiên, phạm vi chẩn đoán phân biệt là rộng. Dấu hiệu này cũng có ở nhiều loại bệnh khác như lao, nhiễm nấm, ung thư di căn hay viêm phổi tổ chức hóa.

Ngoài ra còn các nguyên nhân ít gặp hơn cũng làm xuất hiện nốt đơn độc ở phổi là u mô thừa, nang phế quản, u tuyến, dị dạng động tĩnh mạch, phổi biệt lập, nốt thấp, granulomatosis với polyangiitis (trước đây gọi là u hạt wegener), hoặc lymphoma (u lympho hay ung thư hạch bạch huyết).

Ung thư phổi còn có thể được phát hiện một cách tình cờ (incidentaloma) nhờ quan sát thấy hình ảnh nốt phổi đơn độc trên ảnh X quang lồng ngực hoặc ảnh chụp cắt lớp vi tính thực hiện vì một lý do không liên quan. Chẩn đoán xác định ung thư phổi dựa trên kết quả kiểm tra các mô đáng ngờ xét trong bối cảnh các đặc điểm lâm sàng và X quang.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng (CPG) khuyên áp dụng việc giám sát nốt phổi thường xuyên. Không nên lạm dụng việc chụp CT lâu dài hoặc thường xuyên hơn so với chỉ định bởi kéo dài thời hạn và mức độ sẽ làm con người phơi nhiễm với sự gia tăng bức xạ

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Có những loại ung thư phổi nào

Ung thư phổi được phân loại dựa theo kết quả xét nghiệm mô bệnh học. Sự phân loại này là quan trọng cho việc theo dõi, điều trị và dự đoán kết quả bệnh. Các loại ung thư phổi là ung thư biểu mô, những khối u ác tính phát sinh từ tế bào biểu mô.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (8)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Ung thư biểu mô phổi được phân theo kích cỡ và diện mạo của các tế bào ác tính quan sát thấy dưới kính hiển vi bởi một nhà mô bệnh học. Để phục vụ cho mục đích điều trị, người ta phân ra hai loại lớn: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) được chia thành các loại nhỏ hơn, ba loại chính trong đó là ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Gần 40% số ca ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến, loại này thường bắt nguồn từ mô phổi ngoại vi. Mặc dù hầu hết các ca ung thư biểu mô tuyến có liên quan tới việc hút thuốc, nhưng đây cũng là hình thái ung thư phổ biến nhất ở những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời ("những người không hút thuốc") và những người có tiền sử hút thuốc khiêm tốn.

Một phân loại phụ của ung thư biểu mô tuyến, AIS (tạm dịch: Ung thư biểu mô tuyến phổi tại chỗ, trước đây gọi là ung thư biểu mô bronchioloalveolar), thường gặp hơn ở những nữ giới không hút thuốc và có thể khả năng sống sót về lâu dài là cao hơn.

Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 30% số trường hợp ung thư phổi. Loại này thường xảy ra ở gần đường dẫn khí lớn. Một khoảng trống và sự chết tế bào thường được tìm thấy ở trung tâm khối u. Khoảng 9% số ca ung thư phổi thuộc loại ung thư biểu mô tế bào lớn. Sở dĩ tên gọi như vậy vì tế bào ung thư là lớn, với sự dư thừa tế bào chất, nhân tế bào lớn và hạch nhân dễ thấy.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Ở ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), các tế bào chứa dày đặc các hạt tiết thể dịch thần kinh (các túi tiết chứa hormon thần kinh nội tiết), do đó khối u loại này có liên đới với hội chứng cận ung thư/nội tiết. Đa số trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn (phế quản chính và phế quản thùy). 60 đến 70% trường hợp bệnh đã lan rộng (không thể xạ trị tại một phạm vi đơn lẻ) tại thời điểm quan sát.

Có bốn loại phụ chính được công nhận, mặc dù một số trường hợp có thể bao hàm sự kết hợp của các loại phụ khác nhau như ung thư biểu mô tuyến vảy. Các loại phụ hiếm gặp gồm có U carcinoid, ung thư biểu mô tuyến phế quản, và ung thư biểu mô sarcomatoid.

Di căn

ung thu phoi va chua ung thu phoi (9)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Khói bụi 

Phổi là nơi thường chứng kiến khối u từ các bộ phận khác của cơ thể lây lan sang. Ung thư thứ phát được phân loại dựa theo địa điểm phát sinh ban đầu, ví dụ: ung thư vú lan sang phổi được gọi là ung thư vú di căn. Khối u di căn thường có diện mạo tròn trên ảnh X quang.

Những trường hợp ung thư phổi nguyên phát hay di căn tới não, xương, gan, và tuyến thượng thận. Nhuộm miễn dịch (immunostaining) một mẫu sinh thiết thường giúp ích cho việc xác định nguồn gốc. Sự hiện diện của các loại protein Napsin-A, TTF-1, CK7 và CK20 giúp xác định loại ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh nội tiết có thể biểu hiện CD56, phân tử kết dính tế bào thần kinh, synaptophysin hoặc chromogranin.

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Phương pháp điều trị ung thư phổi

Cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác , việc điều trị bệnh ung thư phổi cũng được tiến hành bằng những phương pháp đặc trưng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và phương pháp hỗ trợ.

Phẫu thuật loại bỏ khối u

ung thu phoi va chua ung thu phoi (2)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Phẫu thuật loại bỏ khối u

Bệnh nhân có được phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh.Ở giai đoạn sớm bệnh chưa di căn và thể trạng bệnh nhân còn tốt thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu. Theo thống kê thì có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị bệnh theo phương pháp này giúp họ kéo dài thêm tuổi thọ của mình.

Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Các bác sĩ sẽ dùng các bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao nhằm phá hủy khối u còn nhỏ ( thường là 6cm) và chưa di căn . Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân.

Phương pháp xạ trị còn giúp làm cho các tế bào ung thư không còn khả năng sinh sản và những khối u lớn bị co lại.

Nhìn chung, phương pháp xạ trị này có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống nhưng không chữa khỏi được bệnh.

Phương pháp hóa trị

Phương pháp này có một nhược điểm là nó gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhưng những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ này trên cơ thể bệnh nhân.

Việc điều trị bằng hóa trị có tác dụng tương đối tốt ở hầu hết các bệnh nhân có tể bào ung thư còn nhỏ và kể cả những loại ung thư khác.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (4)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Ở Tây y, thường kết hợp hóa, xạ trị bên cạnh việc phẫu thuật cắt bỏ khối u để tiêu diệt những mô ung thư còn sót lại. Xạ trị có thể xác định hướng vào từng bộ phận, khu vực cụ thể. Còn để đảm bảo những hạt u khắp cơ thể cũng bị tiêu diệt, người ta dùng thuốc hóa trị. Đó có thể hiểu là một loại thuốc độc, truyền vào cơ thể. Vì các tế bào ung thư “ăn” nhiều hơn tế bào bình thường, nên chúng sẽ “ăn” các loại độc này nhanh hơn và chết trước. Do đó hóa trị thường phải làm nhiều đợt để đảm bảo mới chỉ giết tế bào ung thư thôi, chưa đủ cao để giết tế bào bình thường. Song hóa trị đem lại rất nhiều phản ứng phụ như buồn nôn, đau đầu,…ở mức độ mạnh, và cũng có rất nhiều người đã không chống chịu được độc tính của thuốc hóa trị mà đi theo Tử thần.

Điều trị hỗ trợ giảm đau chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư phổi

Phương pháp hỗ trợ được dùng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn và không thể dùng các phương pháp ở trên để điều trị. Phương pháp này chủ yếu là điều trị các triệu chứng cho bệnh nhân nhằm giảm đau , chăm sóc sức khỏe cho họ.

Phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay cho bệnh nhân ung thư phổi có thể kể đến việc phối hợp điều trị bằng phẫu thuật cùng với hóa,xạ trị, tuy nhiên bên cạnh đó người bệnh cần phải được hỗ trợ nâng cao sức đề kháng bằng các loại thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa các chất chống oxy hóa mạnh

Các bệnh nhân ung thư phổi có thể sử dụng viên uống thảo dược như Us-procells để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Thành phần Tỏi đen có trong US-Procells chứa hàm lượng cao S-allycysteine và một dẫn xuất của amino acid cysteine có tác dụng bảo vệ cơ thể chống ung thư, giảm cholesterol, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng. Ngoài ra, với Flavonoid, Saponin riterpenoid, Quinone có trong Xạ đen, Bán chi liên và hợp chất Triterpene được chiết xuất từ Linh chi có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u, ngăn chặn các tế bào ung thư, ngăn ngừa xơ vữa mạch vành và ổn định huyết áp…

ung thu phoi va chua ung thu phoi (3)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Điều trị hỗ trợ giảm đau chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư phổi

Không những thế, sản phẩm còn giúp làm giảm đau, giảm mệt mỏi, tăng thể lực cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, bệnh nhân trong và sau điều trị ung thư, giảm thiểu các tác dụng ngoại ý của các phương pháp điều trị ung thư đặc trưng mang lại.

Các bệnh nhân trong giai đoạn muộn cần được nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống thích hợp và giúp họ tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Nhìn chung bệnh ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao do đó cần ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc gì hay thức ăn nào có thể ngừa được căn bệnh này.Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó việc hút thuốc lá khiến chon nguy cơ mắc bệnh này tăng cao vì vậy từ bỏ việc hút thuốc lá cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Người ung thư phổi nên ăn gì

Dinh dưỡng là phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Ăn đúng các loại thức ăn trước, trong và sau điều trị có thể giúp người bệnh cảm thấy khoẻ hơn, tăng cường sức đề kháng. Đối với người bị bệnh ung thư nói chung, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh phải ăn uống đấy đủ thức ăn chứa dinh dưỡng gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.

Về nguyên lý chung, người bệnh ung thư phổi cần được đảm bảo các loại dinh dưỡng như vừa nêu trên, tuy nhiên, có một số loại thực phẩm gây kích ứng hô hấp thì không nên sử dụng. Bệnh nhân ung thư phổi nếu có nhiều đờm trắng dạng bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng, nhầy hoặc sợ lạnh thì nên kiêng ăn các món nhiều mỡ, hải sản, lạc….Ngoài ra, tùy từng tình trạng bệnh cụ thể chế độ ăn sẽ có khác nhau, việc này tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ điều trị.

ung thu phoi va chua ung thu phoi (10)

Ung thư phổi và chữa ung thư phổi: Ngay từ bây giờ hãy ngừng ngay việc hút thuốc lá 

Phải tùy theo triệu chứng và bệnh tình của từng người. Nếu triệu chứng chủ yếu là đờm nhiều, có thể căn cứ vào màu sắc của đờm, độ đặc của đờm và có dễ khạc ra hay không để quyết định kiêng kỵ những thứ gì.

Đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh: Kiêng ăn các thứ dầu mỡ ngậy béo, quá bổ dưỡng như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh. Không uống các thứ lạnh, kiêng lạc, khoai lang vì chúng gây đờm, làm bệnh nặng thêm.

- Nếu đờm vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy, nên chọn các thức ăn vừa hóa được đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng... Kiêng ăn các thức ngậy béo, cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ hun nướng. Kiêng hồ đào, lạc.

- Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, bệnh nhân còn phải kiêng các thức thô ráp và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun…

- Nếu thể chất hư nhược, nên ăn uống các thứ ôn hòa, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa như thịt lợn nạc, thịt bò hầm suông, cháo hạt sen và ý dĩ. Trong khi tẩm bổ cũng cần coi trọng vấn đề kiêng kỵ. Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, dầu mỡ ngậy béo. Nếu miệng khát, người gầy, lưỡi đỏ, khạc ra máu thì cấm ăn các thức cay, động hỏa, hại âm. Nếu người hư nhược đến độ phải dùng các thuốc bổ như nhân sâm thì cần kiêng ăn cải củ, uống trà đặc.

Người bị ung thư phổi đã xạ hoặc hóa trị nếu thấy chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, dùng các thứ tươi mới, không có dầu mỡ, ăn thứ bổ vừa phải. Việc không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống chẳng những gây thêm phản ứng nặng sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất mà còn làm suy thoái công năng tỳ vị, khiến bệnh tình nặng hơn.

comment Bình luận

largeer