10 sự kiện tiêu biểu của Việt Nam năm 2020

Đại hội Đảng các cấp thành công tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Việt Nam khống chế thành công đại dịch CoVId-19; Kinh tế Việt Nam duy trì được tăng trưởng dương; Việt Nam đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế... là những sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2020.
24/02/2021 17:12

1. Đại hội Đảng các cấp thành công tiến tới Đại hội XIII của Đảng

1

Năm 2020, 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được tổ chức tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Ngày 19-11-2020, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hộinghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, để lại những dấu ấn nổi bật và những tình cảm tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

2. Việt Nam khống chế thành công đại dịch COVID-19

2

Ngày 23-1-2020, Việt Nam phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong lúc thông tin vềvirus và căn bệnh này hoàn toàn mới mẻ. Với kinh nghiệm từ thời chống dịch SARS, ngành y tế và cả nước đưa ra chiến lược ngăn chặn, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đến nay, Việt Nam trở thành điểm sáng trên thế giới về việc khống chế thành công đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số ít quốc gia thành công trong việc nghiên cứu chế tạo bộ kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2. Ngày 17-12, Học viện Quân y đã tiêm thử nghiệm mũi vaccine COVID-19 Nano Covax đầu tiên cho những người tình nguyện. Đây là giai đoạn của 1 chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả.

3. Kinh tế Việt Nam duy trì được tăng trưởng dương

3

Năm 2020 được xem là năm của những khó khăn và thách thức lớn mà tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do phải đối mặt với sự bùng phát của dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam được đánh giá là 1 trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất; 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương, đạt 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm vẫn tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN. Trong bối cảnh nguồn thu bị suy giảm, nhu cầu chi tăng mạnh, kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cânđối thu, chi ngân sách nhà nước cơ bản được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức dưới 4%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục, trên 540 tỉ USD; cán cân thương mại có thặng dư cao, xuất siêu khoảng 20 tỉ USD, dựtrữ ngoại hối tăng cao. Đến thời điểm này, có thể khẳng định nước ta đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống dịch COVID-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 5 năm của nhiệm kỳ về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực với việc duy trì được tăng trưởng GDP.

4. Việt Nam đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế

4

Năm 2020, Việt Nam đảmnhận thành công trọng trách làỦy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41). Qua đó đã đóng góp tích cực, chủ động trong việc xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế Phòng, chống dịchbệnh vào ngày 27-12 hằng nămdo Việt Nam chủ trì đề xuất. Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết này. Trong năm 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan; tổ chức thành công Đại hội AIPA 41.

5. Nỗ lực khắc phục hậu quả đợt mưa lũ lịch sử tại miền Trung

Năm 2020, Việt Nam hứng chịu nhiều đợt thiên tai khốc liệt, bất thường trên khắp các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là đợt mưa lũ lịch sử tại miền Trung. Cả nước đã xảy ra 576 trận thiên tai, trong đó: 14 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa đá bất thường, kéo dài trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc; 132 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng Sông Cửu Long... Các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng quân đội đã nỗ lực tham gia cứu hộ - cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, nhiều tấm gương hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

6. Lần đầu tiên Quốc hội tổ chức kỳ họp qua hình thức trực tuyến

6

Năm 2020 đánh dấu mốc đặc biệt trong lịch sử hoạt động của Quốc hội khicả hai kỳ họp trong năm đều được tiến hành làm hai đợt, một đợt họp trực tuyến và một đợt họp tập trung. Quốc hội Việt Nam trở thành một trong những nghị viện đầu tiên trên thế giới triển khai họp trực tuyến. Trước đó, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội chuyển sang họp theo hình thức trực tuyến. Việc Quốc hội tiên phong thực hiện họp trực tuyến không chỉ góp phần tích cực trongphòng, chống dịch COVID-19 mà còn làt iền đề đổi mới phương thức làm việc trong thời đại 4.0 của Quốc hội nói riêng và các cơ quan, tổ chức khác nói chung.

7. Đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia và đạt thành tích cao tại Army Games 2020

7

Tham gia Hội thao Quân sự quốc tế(Army Games) 2020, đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thi đấu tích cực, sáng tạo, giành kết quả cao, nhiều nội dung vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó, đội tuyển Xe tăng thi đấu xuất sắc, giành Huy chương Vàng ở bảng 2, nội dung "Xe tăng hành tiến"; độituyển Thông tin liên lạc gây ấn tượng mạnh, giành Huy chương Đồng cuộc thi "Kỹ năng thuần thục"; đội tuyển Công binh và đội tuyển Cứu hộ, cứu nạn bảo vệthành công tấm Huy chương Đồng; độituyển Bắn tỉa lần đầu tiên lọt vào nhóm A1 (nhóm các đội mạnh nhất giải); các đội tuyển: Huấn luyện chó nghiệp vụ,Bếp dã chiến, Quân y, Pháo binh, Hóahọc, Phòng không đã thi đấu với nỗ lực cao nhất và đạt những thành tích đáng khích lệ. Cùng với những trận tranh tài kịch tính trên thao trường, Đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và Quân đội Nhân dân Việt Nam thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật.

8. Đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số

8

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Chương trình hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chính phủ xác định chuyển đổi số bằng những nền tảng công nghệ Việt “Made in Vietnam” để Việt Nam có thể dùng công nghệ, đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá và trở thành quốc gia công nghệ hùng cường trong 5 năm tới. Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Chính phủ số, trong năm 2020, Cổng Dịch vụ Công Quốc gia đã tích hợp và cung cấp hơn 2.650 dịch vụ công trực tuyến, trên 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền.

9. Việt Nam có thêm một công viên địa chất toàn cầu

9

Ngày 7-7-2020, tại trụ sở Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Pháp) Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên địa chất Đắc Nông là Công viên địa chất toàn cầu. Với sự công nhận này, Công viên địa chất Đắc Nông trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam. Công viên địa chất Đắc Nông được UBND tỉnh Đắc Nông thành lập ngày 31-12-2015, có diện tích 4.760km2. Lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước do các vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất. Công viên địa chất Đắc Nông thuộc loại hiếm trên thế giới với những dòng thạch nhũ dung nham còn hiện rõ.

10. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực

image007

Trong năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; số lượng vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý tăng cao. Cơ quan chức năng khác đã có nhiều cố gắng, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ khởi tố, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án; nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến...

Năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý (trong đó có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 5 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng) do có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Một số vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý như các vụ liên quan tới Công ty Hải Thành - Quân chủng Hải Quân, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, BIDV, Sacombank, Công ty Gang thép Thái Nguyên, các vụ vi phạm về quản lý đất đai, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh... Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án được nâng lên rõ rệt.

Qua đó đã có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, thể hiện sự nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham nhũng, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả trong dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chúng ta vững tin rằng, với sự quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng tới đây sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn. Tham nhũng nhất định sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm tin yêu, mong đợi của nhân dân.

Ngọc Minh

comment Bình luận

largeer