300.000 viên thuốc kháng virus điều trị COVID-19 về TP.HCM

Lô thuốc này nằm trong số 2,5 triệu viên được mua phục vụ cho chương trình chăm sóc, điều trị F0 tại nhà thí điểm ở TP.HCM.
23/08/2021 10:53

Tối nay (23/8), một lô thuốc kháng virus có tác dụng giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người bệnh COVID-19 gồm 300.000 viên dự kiến về đến TP.HCM.

Thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình là Molnupiravir - một trong những thuốc giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người nhiễm.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, việc giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu.

48

Lô thuốc kháng virus Molnupiravir gồm 300.000 viên sắp về TP.HCM đêm 23/8

Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật phác đồ về điều trị, đảm bảo để các trường hợp mắc COVID-19 được tiếp cận, chăm sóc tốt nhất.

Để đảm bảo việc triển khai chương trình an toàn, hiệu quả, Hội đồng đạo đức y sinh học đã thống nhất triển khai đánh giá tại cơ sở y tế trong thời gian từ 16/8 đến 22/8, trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng.

Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) và Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội) làm đầu mối phối hợp với các cơ sở, khẩn trương triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1,2,3 trên bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ và vừa.

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu tại cơ sở y tế, Bộ Y tế giao cho Đại học Y Dược TP.HCM và Đại học Y tế công cộng trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.

Những F0 tại nhà và cộng đồng, thông qua cuộc gọi được lập trình, sẽ được lấy phiếu chấp thuận tự nguyện tham gia chương trình (e-consent). Họ được theo dõi hàng ngày việc dùng thuốc, tình trạng sức khỏe và các tác dụng phụ có thể có, bằng cách sử dụng Nhật ký bệnh nhân điện tử (qua cuộc gọi được lập trình từ hệ thống do Bộ Y tế quản lý).

Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng chương trình với các cơ sở điều trị bệnh nhân tại địa phương khác đang có dịch.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược phẩm tiếp xúc, đàm phán với các đối tác có bản quyền để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc Molnupiravir.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị MERCK và các hãng dược phẩm khác khẩn trương nộp hồ sơ về Bộ Y tế để xem xét, cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 trong điều kiện khẩn cấp.

Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng Remdesivir về Việt Nam, phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.

Theo Zing

comment Bình luận

largeer