Ấn Độ hết vaccine Covid-19
Tình trạng thiếu vaccine đe dọa kế hoạch tiêm chủng toàn dân của chính phủ, trong khi gánh nặng Covid-19 đè hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ. Ngày 26/4, Ấn Độ ghi nhận hơn 352.000 ca mắc mới và hơn 2.800 trường hợp tử vong. Tuần từ ngày 19-25/4, số ca tử vong tăng 89% so với tuần trước, mức tăng trong 7 ngày cao nhất trên thế giới.
Người Ấn Độ đặt nhiều kỳ vọng vào chương trình tiêm chủng mở rộng trong cuộc chiến Covid-19. Tuy nhiên, tại những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Rajasthan, Punjab, Jharkhand và Chhattisgarh, chính quyền cho biết họ thiếu hoặc hoàn toàn không có vaccine tiêm hàng ngày. Thông tin khiến nhiều người nghi ngờ về tương lai của chiến dịch tiêm chủng mở rộng ngày 1/5 tới.
Đến nay, 10% người Ấn Độ đã tiêm một liều vaccine, trong số 1,3 tỷ dân. Chỉ hơn 1% đã được tiêm hai mũi.
Nhiệm vụ cung cấp vaccine ở Ấn Độ chủ yếu thuộc về Viện Huyết thanh, nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Cơ sở cũng chịu trách nhiệm cho phần lớn vaccine AstraZeneca toàn cầu. Song, Viện đang gặp khó khăn khi nhu cầu tăng cao, năng lực sản xuất chỉ đủ 70 triệu liều mỗi tháng. Tuần trước, chính phủ phê duyệt khoản tài trợ 400 triệu USD cho cơ sở nhằm thúc đẩy sản lượng lên 100 triệu liều vào cuối tháng 5.
4 bang tiến hành đặt hàng vaccine để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng kể từ 1/5, song Viện Huyết thanh thông báo sẽ không giao hàng cho đến ngày 15/5.
Giám đốc Y tế bang Punjab, ông Balbir Singh Sidhu, nói: "Chẳng có cách nào để tiêm chủng nếu thiếu đi vaccine. Tình hình giờ khá rõ ràng. Các trung tâm tiêm chủng đều đang mở cửa, nhưng vẫn chưa có vaccine".
"Họ (Viện Huyết thanh) không đủ sức cung cấp cho chúng tôi. Câu hỏi trước mắt là: chúng ta có 30,13 triệu người trong độ tuổi 18-45, làm thế nào để tiêm phòng cho họ đây?", Giám đốc Y tế bang Jharkhand, Banna Gupta, phát biểu.
Hôm 26/4, Mumbai cho biết chỉ còn đủ vaccine dùng trong ba ngày. Thành phố sẽ ưu tiên những người tiêm liều thứ hai. Song ở cả Mumbai và New Delhi, nhiều người đã tiêm liều đầu cho biết lịch hẹn tiêm liều hai của họ đã bị hủy vì nguồn cung khan hiếm. Tình trạng thiếu hụt dự kiến trầm trọng hơn kể từ ngày 1/5 do nhu cầu tăng cao.
Trong khi chính quyền trung ương tài trợ vaccine cho người trên 45 tuổi, các bang sẽ phải tự mua vaccine dành cho người 18-45 tuổi. Sau khi Ấn Độ cho phép Viện Huyết thanh và Bharat Biotech tự định giá vaccine bán cho chính quyền bang và bệnh viện tư nhân, một cuộc tranh cãi lớn nổ ra.
Các bang được thông báo mỗi liều vaccine AstraZeneca có giá 400 rupee (5,35 USD), cao hơn nhiều so với mức 150 rupee (2 USD) của chính quyền trung ương. Giá của Covaxin là 600 rupee (8 USD) một liều. Các bệnh viện tư nhân thận chí phải trả giá cao hơn. Chính quyền một số bang như Delhi và Tây Bengal cho biết họ sẽ chịu toàn bộ chi phí, tiêm chủng miễn phí cho tất cả mọi người.
Đảng đối lập cáo buộc chính phủ Ấn Độ dung túng cho hành vi "trục lợi trắng trợn" từ vaccine Covid-19. Hôm 26/4, nước này phải chỉ thị Viện Huyết thanh và Viện Công nghệ sinh học Bharat giảm giá.
Trong cuộc gọi với Thủ tướng Narendra Modi cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa sẽ hỗ trợ Ấn Độ đập dịch. "Mỹ đang cung cấp oxy, nguyên liệu vaccine thô và thuốc men cho Ấn Độ", ông Biden nói.
Mỹ cũng dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, dù chưa rõ điều này có tác động nhiều đến khâu sản xuất vaccine AstraZeneca hay không. Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết Mỹ cũng đang xem xét gửi vaccine AstraZeneca dự trữ đến Ấn Độ.
Các bệnh viện trên khắp New Delhi liên tục thực hiện những cuộc gọi "SOS" để báo cáo tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Nhiều bệnh viện lớn nhất thủ đô cho biết đã ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới vì không còn giường, cạn oxy. Bệnh viện Ganga Ram tuyên bố bước vào chế độ "xin và vay".
Ấn Độ là nhà sản xuất thuốc gốc (biệt dược) lớn nhất thế giới và là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn, cung cấp 60% vaccine cho thị trường. Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng và đứng thứ 10 về giá trị. Tổng quy mô toàn ngành ước tính khoảng 43 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020 và mục tiêu đạt 55 tỷ USD vào năm 2022.
Theo VnExpress
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm