Ẩn họa từ việc tiếp xúc với bề mặt hoặc không gian ám khói thuốc

Hút thuốc thụ động (hay hít khói thuốc - secondhand smoke) từ lâu đã được chứng thực là gây hại sức khỏe những người không trực tiếp hút thuốc. Mới đây, các nhà khoa học Mỹ khẳng định, người hút thuốc gián tiếp (tiếp xúc các vật dụng bị ám khói thuốc - thirdhand smoke) cũng gặp nguy cơ tương đương.
08/01/2023 18:20

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Yale đã tiến hành một thử nghiệm về hút thuốc lá gián tiếp tại một rạp chiếu phim đã cấm hút thuốc hơn 15 năm. Họ đưa không khí trong lành vào rạp, nhằm đảm bảo không có khói thuốc hoặc chất độc hại khác bên trong rạp. Sau khi dùng thiết bị chuyên dụng đo các hạt vật chất trong không khí ở thời điểm trước và sau khi khán giả đến xem phim, họ phát hiện nồng độ nhiều hóa chất độc hại có trong khói thuốc - như nicotine, benzen và formaldehyd - đã tăng vọt sau khi những người hút thuốc đến xem phim (dù họ không hút trong rạp). Đáng nói là chúng không biến mất hoàn toàn sau khi những khán giả này ra về. Trong một số trường hợp, tình trạng ám khói thậm chí kéo dài đến vài ngày sau.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đánh giá của nhóm chuyên gia, người ngồi trong rạp như vậy khoảng 1 tiếng có thể chịu tác động nguy hiểm như hít phải khói từ 10 điếu thuốc. Tác giả Drew Gentner cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nicotine và các hóa chất độc hại từ thuốc lá có thể bám dai dẳng trên cơ thể và quần áo của người hút, lan sang các vật dụng họ tiếp xúc hoặc không khí xung quanh. Kết quả này củng cố thêm bằng chứng cho các nghiên cứu trước đó về việc tìm thấy nicotine trên bề mặt vật dụng tại nhiều môi trường không hút thuốc.

Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), hút thuốc lá gián tiếp có thể làm tê liệt não và gan, ảnh hưởng đến phong thái cư xử, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh và hủy hoại quá trình cơ chế trao đổi chất của cơ thể.

Theo Daily Mail

comment Bình luận

largeer