Ăn quả cóc có béo không

Ăn quả cóc có béo không. Quả cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng. Ăn quả cóc rất có lợi cho sức khoẻ, vậy ăn cóc có béo không?
07/11/2017 13:42

Ăn quả cóc có béo không

Cóc là một loại quả có chứa nhiều chất xơ, có vị chua ngọt được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.

An qua coc co beo khong

 

Ăn quả cóc có béo không. Cóc có chứa nhiều chất xơ, vị chua ngọt

Vỏ cóc trong Đông y có tác dụng trị tiêu chảy hiệu quả. Trong quả cóc có chứa glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Vì vậy, cóc có khả năng kích thích tiêu hoá và giúp ăn ngon miệng hơn.

Cóc là một trong những loại trái cây có tác dụng giảm cân và làm đẹp hiệu quả. Trong 100g cóc có thể cung cấp khoảng 29calo, chất béo của quả cóc là chất béo có lợi. Chất xơ giúp đem lại cảm giác no lâu nên giảm cảm giác thèm ăn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

An qua coc co beo khong 3

 

Ăn quả cóc có béo không. Cóc có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất

Tuy nhiên, cóc có chứa nhiều vị chua vì thế mà nó có lượng axit khá lớn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thừa axit trong dạ dày nếu ăn quá nhiều. Khi dạ dày thừa axit sẽ dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hoá, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan cần ăn cóc với lượng vừa phải, không nên ăn thường xuyên. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số loại trái cây khác để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Công dụng của quả cóc với sức khoẻ

Làm đẹp da

 

100g thịt cóc có thể cung cấp khoảng 3,2mg sắt cho cơ thể mỗi ngày. Cóc có tác dụng cung cấp sắt vận chuyển oxy tạo các tế bào máu.

Kích thích ngon miệng, tốt cho hệ tiêu hoá

 

Cóc có vị chua ngọt, các chất xơ và protein trong cóc có hàm lượng cao vì vậy cóc không chỉ tốt cho tiêu hoá mà còn làm sinh tân dịch và ăn ngon miêng hơn.

Trị cảm cúm, đau họng

 

Trong 100g thịt cóc có chứa 42mg axit ascorbic tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm. Khi nhai kỹ cóc với muối giúp trị đau họng hiệu quả.

An qua coc co beo khong 5

 

Ăn quả cóc giúp giảm cân hiệu quả

Trị tiêu chảy

 

Vỏ cóc được dùng làm nguyên liệu trị tiêu chảy. Trong Đông y, vỏ cóc được sắc uống.

Tốt cho người tiểu đường

 

Hàm lượng sucrose tự nhiên trong cóc có hàm lượng cao rất tốt cho cơ thể. Đối với bệnh nhân tiểu đường, khuyến khích uống sinh tố cóc mỗi ngày.

Duy trì hệ miễn dịch được tốt

 

Cóc có chứa lượng vitamin C khá cao góp phần tạo ra bạch cầu duy trì và vận hành hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hoá và collagen để chữa lành vết thương.

Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm

 

Các chất dinh dưỡng có trong quả cóc có tác dụng phòng ngừa bệnh mãn tính và ác tính.

Tốt cho mắt

 

Vitamin A có trong cóc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt và chăm sóc thị giác con người. Hợp chất retinol có tác dụng phân bố các hình ảnh được tiếp nhận bởi võng mạc mắt và truyền tải tới não.

Chống oxy hoá

 

Vitamin A cùng vitami C tạo thành chất chống oxy hoá, các gốc tự do phát sinh từ oxy hoá cơ thể từ ô nhiễm bên ngoài.

Ngăn ngừa lão hoá sớm

 

Cóc chứa hàm lượng vitamin C cao giúp bảo vệ các phân tử quan trọng như protein, chất béo, carbohydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi những thiệt hại do các gốc tự do, chất độc, hoặc chất gây ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm.

An qua coc co beo khong 6

 

Ăn quả có giúp chống oxy hoá và kiểm soát cholesterol

Kiểm soát cholesterol

 

Vitamin C có công dụng chuyển hoá cholesterol thành axit mật.

Món ngon giảm cân từ cóc

1. Cóc dầm chua ngọt

 

Nguyên liệu: cóc, muối tinh, đường, ớt bột

An qua coc co beo khong 4

 

Ăn quả cóc có béo không. Cóc dầm chua ngọt

Cách làm: rửa sạch cóc rồi gọt vỏ, tách hạt. Cho đường trắng vào cóc rồi sóc đều cho ngấm khoảng 10 - 15 phút. Tiếp tục cho thêm muối ớt vào trộn đều.

2. Cóc trộn bò khô

 

Nguyên liệu: cóc ương, bò khô, rau kinh giới, ớt tươi, tỏi băm và mắm, đường.

An qua coc co beo khong 2

 

Ăn quả cóc có béo không. Cóc trộn bò khô

Cách làm: cóc rửa sạch thái thành sợi mỏng. Pha nước trộn với mắm, đường, muối, hành và tỏi nêm nếm cho vừa miệng. Cho hỗn hợp trên vào cóc trộn đều cho ngấm rồi rắc lá kinh giới và bò khô xé nhỏ lên trên.

3. Cóc xí muội

 

Nguyên liệu: cóc non, đường trắng và gia vị gồm bột xí muội (có thể dùng ô mai xí muội), ớt bột.

Cách làm: cóc gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt tỉa tùy thích. Cho muối vào nước rồi ngâm cóc cho hết nhớt rồi vớt ra rửa sạch. Ướp cóc với đường, xóc đều. Tách nước đường và cóc riêng ra, cho thêm xí muội vào cóc rồi trộn đều lên. Tiếp tục, cho cóc đã trộn đều vào lọ thủy tinh sạch, cất tủ lạnh ăn dần.

 Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cần có chế độ tập luyện thường xuyên để có cơ thể khoẻ mạnh.

comment Bình luận

largeer