Ăn uống theo cảm xúc có thực sự đơn thuần là những cơn thèm ăn bất ngờ ùa đến?

Mọi người đều nghĩ rằng, việc ăn theo cảm xúc là do cơ thể không chế ngự được cơn thèm ăn. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cho rằng điều đó hiếm khi xảy ra, việc ăn uống theo cảm xúc thực tế là do chúng ta tự biện minh cho việc ăn uống không khoa học của mình.
14/10/2020 06:35

Khi cảm xúc tăng vọt hay ở những ngưỡng giới hạn như quá đau buồn, quá chán nản… thì sẽ làm cho con người có một khao khát mạnh mẽ với thực phẩm. Ăn uống theo cảm xúc được đặc trưng bởi nhiều lần ăn trong một lần phản ứng với cảm xúc, chứ không phải ăn vì đói và để nuôi dưỡng cơ thể. Bạn có thể tìm đến sô cô la và bánh ngọt khi cảm thấy buồn bực, ăn cả chiếc bánh pizza khi cảm thấy cô đơn hoặc thưởng thức một bát kem lớn sau một ngày làm việc căng thẳng. Bạn sử dụng thức ăn đơn giản để làm bản thân cảm thấy tốt hơn. Một vài nguyên nhân dưới đây có thể là thủ phạm vô hình khiến chúng ta rơi vào tình trạng ăn uống không kiểm soát.

 Căng thẳng, lo âu quá độ

skynews-tired-sleep-coronavirus_4966183

Các nhà nghiên cứu đã xác định, sự mệt mỏi, bất an, lo âu, căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều, và cũng kết luận rằng những cảm giác tiêu cực này sẽ được xua tan sau khi bạn ăn uống. Đặc biệt, đối với phái đẹp – những người có phần nhạy cảm, đa sầu đa cảm – lại càng dễ rơi vào trạng thái cảm xúc bất thường dẫn đến thói quen ăn uống không kiểm soát.

 Không nhận thức được bản thân đang ăn gì

Ăn một cách vô thức là khi bạn đã hoàn thành bữa ăn của mình nhưng vẫn tiếp tục ăn hết phần thừa còn lại mặc dù đã no. Nó cũng giống như việc bạn nhấm nháp đậu phộng hoặc bánh quy giòn hay bất kỳ thức ăn nào khác vào miệng, chỉ vì nó ở trước mặt bạn.

“Dán nhãn” thức ăn là niềm vui duy nhất

an-uong-theo-cam-xuc-1

Những người đang rơi vào trạng thái ăn theo cảm xúc sẽ rất “cuồng” thức ăn, đặc biệt là đồ ngọt. Theo nghiên cứu tại Đại học Cincinnati (Mỹ), hàm lượng hormone gây stress (glucocorticoid) có trong cơ thể sẽ giảm nếu bạn ăn món ngọt. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ không có hiệu quả lâu dài nếu bạn lạm dụng đồ ngọt thường xuyên; thậm chí thói quen này sẽ khiến bạn thèm ăn liên tục, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt

Mặc dù bắt đầu chế độ ăn kiêng chỉ đơn giản là muốn cải thiện sức khỏe, vóc dáng nhưng tập trung vào nó quá mức có thể hình thành các suy nghĩ tiêu cực. Theo thời gian, những ý nghĩ mà bạn cho là tốt để có được chế độ ăn lành mạnh lại từ từ trở thành nỗi ám ảnh, sinh ra hội chứng ăn uống theo cảm xúc và lúc nào cũng ăn trong cảm giác lo sợ tăng cân, béo phì.

 Uống quá nhiều rượu bia

shutterstock_1169910928-cheers-horizontal

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc dễ sinh ra cảm giác đói bụng khi uống rượu bia là do các loại nước uống có cồn kích thích một phần não của chúng ta – vùng đồi thị (vùng nhỏ ở trung tâm bộ não). Nơi này chịu trách nhiệm sản xuất hormone khát, đói, ngủ, tâm trạng, ham muốn tình dục… Vì thế, nếu thu nạp quá nhiều đồ uống có cồn, cơ thể sẽ cảm thấy đói liên tục.

Ăn một cách gấp gáp

Nhiều người thường hay có thói quen ăn nhanh nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nếu vị giác chưa cảm nhận được thức ăn, não chưa kịp nhận biết là đã no thì sẽ rơi vào tình trạng thái đói liên tục. Người ăn nhanh có khuynh hướng nạp dưỡng chất nhiều hơn 10%, vì vậy dễ bị thừa cân, béo phì.

 Ảnh hưởng từ mọi người xung quanh

stress-and-emotional-eating-3

Rất khó để từ chối một bữa tiệc ăn uống linh đình tại cơ quan, hay tụ tập ăn uống với bạn bè. Trong khoảng thời gian vui chơi sẽ không tránh được tình trạng ăn uống liên tục; tâm trạng vui vẻ, hưng phấn ấy sẽ khiến bạn thu nạp thức ăn một cách thả ga và không chối từ với bất cứ món ngon nào cả.

Theo Tạp chí Đẹp

comment Bình luận

largeer