Australia: Giới khoa học cảnh báo xịt khử khuẩn khẩu trang có thể gây phản tác dụng
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân là rất lớn. Để tránh lãng phí đối với khẩu trang y tế dùng một lần, nhiều người có thói quen xịt dung dịch khử khuẩn lên khẩu trang để rồi tái sử dụng.
Tuy nhiên, theo kết quả một nghiên cứu được các nhà khoa học Australia công bố ngày 24/2, phương pháp này có thể không mang lại hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh như kỳ vọng. Trong nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về hiệu quả của việc xịt khử khuẩn khẩu trang, một nhóm các nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã khẳng định rằng, các loại khẩu trang N95 và P2 khi tiếp xúc với chất khử trùng chứa cồn sẽ có thể "suy giảm nghiêm trọng" khả năng bảo vệ người dùng khỏi các nguy cơ lây lan trong không khí.
Ông Jurg Schutz - tác giả chính của nghiên cứu này - nêu rõ: "Khẩu trang dùng một lần sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, vì chúng giúp chúng ta tự bảo vệ trước bệnh COVID-19 và bất kỳ mầm bệnh nào trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người đang cố gắng kéo dài tuổi thọ của những chiếc khẩu trang dùng một lần bằng cách khử khuẩn chúng. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về những loại sản phẩm mà mọi người đang sử dụng ngày một nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch, như dung dịch vệ sinh và nước rửa tay chứa cồn. Kết quả cho thấy những loại sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến tính chất tĩnh điện của khẩu trang".
Theo ông Schutz, khẩu trang dùng một lần hoạt động dựa trên cơ chế điện tích thu hút các phân tử bay trong không khí và "bẫy" chúng giống như một mạng nhện. Ông cho biết: "Lượng điện tích này có thể bị phá hủy bởi hơi cồn có nồng độ cao".
Nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng, phát hiện trên sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho mọi người về cách chăm sóc khẩu trang dùng một lần. Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh một số khu vực tại Australia đang chuẩn bị nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19. Kể từ tối 25/2, người dân ở vùng thủ đô Australia (ACT) và bang Victoria sẽ chỉ buộc phải đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao, như các phương tiện giao thông công cộng, sân bay và cơ sở y tế.
Theo VTV
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm