Bài học chống Covid-19 thành công

Các quốc gia thành công chống Covid-19 thường hành động nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo và kêu gọi được sự ủng hộ của người dân.
08/05/2021 08:40

Hàn Quốc từng mắc sai lần trong đợt bùng phát dịch MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) năm 2015. Sau khi bị phản đối kịch liệt, nước này xây dựng hệ thống y tế công cộng mới, hoạt động đầu năm 2020 và ngăn chặn thành công Covid-19, dù vẫn để xảy ra các đợt bùng phát lẻ tẻ.

Senegal hứng chịu dịch Ebola vào thập kỷ trước, đã áp dụng những nguyên tắc tương tự, cách ly và truy vết nghiêm túc để kiểm soát loại virus mới.

"Tôi sợ lịch sử lặp lại khi Covid-19 tạm thời lùi về sau, mọi người lại ngủ quên trong cảm giác tự mãn", Wafaa El-Sadr, chuyên gia dịch tễ Đại học Columbia, nhận định.

Ông lấy ví dụ về Mỹ. Đất nước xếp hạng cao về an ninh y tế toàn cầu, song có hiệu suất chống dịch "đáng thất vọng, nếu không muốn nói là gây bàng hoàng. Sự thiếu chuẩn bị của chúng ta gây hậu quả thảm khốc", ông nói.

Người dân Mỹ đã trở nên mệt mỏi sau hai năm dịch bệnh. Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu phát huy tác dụng dù muộn màng. Vì vậy, việc cải cách hệ thống y tế dường như không còn cấp bách. Các loại vaccine hiệu quả được cung cấp trong thời gian kỷ lục. Song nhiều nơi trên thế giới chưa thể tiếp cận với chúng. Chuyên gia nhận định một mình vaccine không phải kế hoạch dài hơi cho đại dịch tương lai.

Khi chưa có đủ vaccine, nhiều quốc gia đã đi trước dịch bệnh bằng các biện pháp thực tế hơn.

Hành động nhanh chóng

Hàn Quốc là một trong những nước đầu tiên đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng. Chính phủ đã kiểm soát virus bằng hàng loạt hành động quyết đoán như xét nghiệm chủ động và truy vết tiếp xúc. Các quốc đảo như Đài Loan, New Zealand được hưởng lợi từ vị trí địa lý biệt lập, song vẫn bị nCoV xâm nhập nhiều lần trong năm ngoái. Giới chức trách nước nàu đã hành động nhanh chóng để loại bỏ các cụm dịch, ngăn không cho virus vượt tầm kiểm soát.

binh-si-han-quoc-phun-thuoc-khu-trung

Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng trước một nhà thờ ở Deagu, ngày 11/3. Ảnh: APBinh.

Theo nhà báo David Wallace-Wells của tờ New York Times: "Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành bại của mỗi quốc gia".

"Chúng tôi nhận ra rằng bạn không thể chặn đứng đại dịch, nhưng có thể phòng ngừa chúng", Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Bệnh truyền nhiễm, Đại học Minnesota, cho biết.

Linh hoạt và sáng tạo

Hàn Quốc đã thông qua gần 50 nghị định cải cách y tế công cộng sau dịch MERS. Đất nước đầu tư nhiều hơn vào đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và lĩnh vực công nghệ sinh học. Chính phủ nghiên cứu các kịch bản giả định khi đại dịch bùng phát để tìm hiểu cách ứng phó thích hợp. Trong vòng một tuần kể từ khi phát hiện cụm dịch thành phố Daegu, Hàn Quốc xét nghiệm nCoV nhiều nhất thế giới, nhanh chóng thiết lập hệ thống truy vết và mở trung tâm cách ly cho bệnh nhân phơi nhiễm.

Anh phải vật lộn để kiềm chế dịch bệnh, song đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng hiệu quả nhất thế giới. Thành công của Chiến dịch Hồi phục tại Anh cũng nằm ở tốc độ. Chương trình đi từ lý thuyết đến thực tế chỉ trong vài tuần. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả vào đầu mùa hè năm ngoái.

Hàn Quốc đã tranh thủ sử dụng các thành tựu trong lĩnh vực sinh học để phát triển xét nghiệm chẩn đoán Covid-19. Quốc gia cam kết phê duyệt bất cứ bộ kit nào đáng tin cậy.

bai-hoc-chong-dich

Điểm xét nghiệm Covid-19 ở San Francisco, tháng 3/2021. Ảnh: NY Times.

Đức nhanh chóng áp dụng quy định đeo khẩu trang từ đầu dịch, sau khi nghiên cứu nhỏ cho thấy chúng có hiệu quả, dù lúc đó, nhiều chuyên gia thế giới còn hoài nghi về quyết định này.

Mathias Pletz, Giám đốc Viện Kiểm soát và Bệnh truyền nhiễm, nhận định: "Trong một đại dịch, bạn không thể chờ đợi bằng chứng. Tôi khi bạn phải đưa ra các quyết định thực dụng, táo bạo".

Kêu gọi sự đồng thuận từ người dân

Các quốc gia hành động nhanh chóng có thể dễ dàng thích nghi hơn khi đại dịch kéo dài đến năm thứ hai. Hàn Quốc và Senegal trải qua ba đợt bùng phát, song kịp thời kiểm soát vì những thành công từ bước đầu.

Tuy nhiên, virus lưu hành càng lâu, nguy cơ xuất hiện biến thể càng lớn, ngay cả đối với những nước đã ngăn chặn được dịch bệnh trước đó. Các quốc gia nơi dịch bệnh kéo dài đều phải vật lộn để kiểm soát hành vi của người dân. Đức từng thành công kêu gọi công chúng đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Song khi dịch bệnh kéo dài, mọi người lơ là quy định y tế. Các chuyên gia nhận định kế hoạch dập dịch của chính phủ, dù vượt trội đến đâu, chỉ hoạt động khi có sự hợp tác của cả cộng đồng.

Người Hàn Quốc từng trải qua dịch MERS và phần lớn tin tưởng vào kế hoạch của chính phủ, ngay cả khi phải hy sinh quyền riêng tư. Senegal ban phát động chiến dịch cấp cơ sở. Các nhà lãnh đạo đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để giải thích về bản chất và mối đe dọa của dịch Covid-19. Bệnh nhân Anh phần lớn chấp nhận khi Dịch vụ Y tế Quốc gia yêu cầu tiến hành xét nghiệm.

MInh An (Theo Vox)

comment Bình luận

largeer