Bảo tồn, phát triển và sử dụng cây thuốc nam vì sức khỏe cộng đồng tại Yên Bái
Nhân dân trong vùng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các cây dược liệu, từ khâu trồng đến chăm sóc, bảo vệ, khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Xu hướng sử dụng các loại cây có nguồn gốc tự nhiên để chế biến, sản xuất ra các sản phẩm chức năng, các loại thuốc chữa bệnh hiệu quả với chi phí thấp ngày càng được quan tâm. Thực tế tại địa phương cho thấy, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác. Ở một số huyện trong tỉnh, cây dược liệu đã mang lại hiệu quả kính tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, mang lại thu nhập lớn cho nhân dân.
Để làm rõ hơn về tiềm năng phát triển cây dược liệu ở Yên Bái, TTND. TS. BS. Đào Thị Ngọc Lan - Giám đốc YENBAI CDSH đã có báo cáo khoa học về “Bảo tồn, phát triển và sử dụng cây thuốc nam vì sức khỏe cộng đồng tại Yên Bái” tại hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức ngày 23/4/2022, tại Khu du lịch Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội).
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái xác định phát triển cây dược liệu là chủ trương định hướng lớn của Đảng và Chính phủ, là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gia tăng giá trị từ rừng, tăng thu nhập cho người dân sống từ rừng. Trên cơ sở chủ trương định hướng phát triển cây dược liệu của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã ban hành một số chủ trương chính sách như Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02/5/2017; Kế hoạch số 206/KH-UB ngày 8/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025: Phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Xác định tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ mở rộng diện tích trồng cây dược liệu lên khoảng 10.300 ha, chủ yếu trồng dưới tán rừng tự nhiên; Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Một số chính sách phát triển sản xuất Dược liệu tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Điều kiện được hưởng hỗ trợ: Có dự án sản xuất dược liệu được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Dự án có diện tích trồng mới từ 5 ha trở lên. Hỗ trợ một lần 70% chi phí mua cây giống và phân bón cho diện tích trồng mới dược liệu. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/dự án.
Với rất nhiều chủ trương chính sách như trên. Tuy nhiên, việc phát triển cây dược liệu vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, khí hậu khắc nghiệt, rét đậm, rét hại, giao thông đi lại khó khăn. Cây dược liệu yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là nguồn giống tương đối cao so với nhiều cây trồng khác.
Trong khi đó, đa số người dân điều kiện kinh tế còn khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc mở rộng và phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở nhân ươm sản xuất giống, cơ sở thu gom, sơ chế sản phẩm còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất với quy mô lớn, tập trung. Yêu cầu sản xuất dược liệu hàng hóa với quy mô lớn đỏi hỏi áp dụng các quy trình kỹ thuật về trồng trọt và thu hái sản phẩm chất lượng. Các vùng trồng cây dược liệu phần lớn là vùng cao, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của người dân còn hạn chế, khó khăn cho việc mở rộng phát triển các cây trồng mới với yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
Thị trường tiêu thụ cây dược liệu thường phụ thuộc nhiều vào các cơ sở thu gom, sơ chế và chế biến dược liệu; các cơ sở trên địa bàn còn ít, hạn chế về sản lượng, chủng loại thu mua, nhiều chủng loại dược liệu có thế mạnh của tỉnh vẫn phụ thuộc vào thị trường tự do với các đầu mối thu gom nhỏ lẻ. Vì vậy, giá cả, chủng loại và sản lượng tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh không ổn định. Đất đai và hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các hình thức hợp tác, tổ hợp tác chưa có, gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và truy nguồn gốc. Chính sách ưu đãi đầu tư cho nuôi trồng, phát triển dược liệu chưa cụ thể còn lồng ghép, chưa có chính sách bao tiêu sản phẩm dược liệu theo chuỗi từ vùng nuôi trồng dược liệu, bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Đầu ra cho dược liệu cũng bế tắc do chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn dược liệu nhập khẩu. Tiêu chuẩn dược liệu chưa đầy đủ, thiếu các quy định về hàm lượng, hoạt chất.
Để góp phần bảo tồn phát triển cây thuốc vì sức khỏe cộng đồng, được sự tài trợ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (EU), từ cuối năm 2017- 2022, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (YENBAI CDSH) đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam” Dự án được thực hiện tại 04 xã thuộc 02 huyện Văn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái và với quy mô toàn quốc thông qua diễn đàn trực tuyến cây thuốc nam. Trong quá trình triển khai, dự án đã khảo sát thu thập được 296 loài cây thuốc tại 4 tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, 102 bài thuốc điều trị 10 nhóm bệnh bao gồm Bài thuốc chữa xương, khớp, thần kinh; bệnh đường tiêu hóa; bệnh đường hô hấp; bệnh ngoài da; rối loạn chuyển hóa; bệnh đường tiết niệu; bệnh phụ sản; bổ tăng sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, giải độc; an thần, gây ngủ; Bó gẫy xương và các bệnh khác, các bài thuốc này chủ yêu là các bài thuốc gia truyền, bài thuốc dân gian do các ông Lang bà Mế vẫn thường xuyên khám chữa bệnh tại cộng đồng và có nhiều bài thuốc phát huy hiệu quả tốt
Dự án cũng đã phát triển được 3 cây thuốc theo chuỗi giá trị là cây Cà gai leo, cây Khôi nhung và cây Lá gan. Xây dựng chuỗi giá trị cho cây thuốc là một hướng đi đúng và hiệu quả, tất cả các khâu từ gây trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế, thu gom, chế biến đều đảm bảo theo những tiêu chuẩn quy định, kết quả đã cho ra những sản phẩm sạch. Đến nay Các sản phẩm Cà gai leo của Yên Bái đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, đang lưu hành rộng rãi trên thị trường, một sản phẩm tốt của chuỗi giá trị, chất lượng, hiệu quả phục vụ CSSK Cộng đồng. Các sản phẩm của Lá gan và Khôi nhung cũng đang từng bước được hiện đại hóa và đưa vào thị trường phục vụ nhu cầu CSSK cộng đồng
Xây dựng chuỗi giá trị cho các cây thuốc, dự án đã tạo ra sự liên kết 4 nhà: Nhà nông (Người thu hái, trồng dược liệu) – Doanh nghiệp - Nhà khoa học và Cơ quan quản lý Nhà nước ( Chính quyền địa phương các xã dự án).Trong đó mối liên kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông là rất quan trọng để thúc đẩy chuỗi giá trị tồn tại và phát triển. Ngoài ra đưa cây thuốc vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bằng nghị quyết của HĐND cũng là việc làm quan trọng để bảo tồn phát triển cây thuốc
Phát triển cây thuốc theo chuỗi gia trị đã thực hiện được mục tiêu kép: Vừa cho ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ việc CSSK cộng đồng vừa tạo sinh kế, cải thiện kinh tế hộ gia đình, bà con phấn khởi được tham gia nhóm sở thích, được tập huấn nâng cao năng lực và thực hiện đạo đức kinh doanh trách nhiệm xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID- 19 ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội .
Một vài để xuất
Để phát triển dược liệu một cách bền vững, có hệ thống, cần sự quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành liên quan. Mọi nguồn lực cần được huy động để đầu tư cho phát triển dược liệu, trong đó, nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể đầu tư phát triển vùng trồng, sơ chế, chế biến dược liệu và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu; nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư nghiên cứu, cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất giống và trồng dược liệu, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm kỹ thuật cao. Theo đó, cần phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh và xuất khẩu.
Trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu.
Cần có chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm phát huy lợi thế của Yên Bái - một tỉnh miền núi còn nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng trong hoạt động bảo tồn nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu, sản xuất hàng hoá dược liệu. Ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn có phát triển dược liệu.
TTND. TS. BS. Đào Thị Ngọc Lan - Giám đốc YENBAI CDSH
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm