Bệnh COVID-19 thời gian ủ bệnh 21 ngày
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết những ngày đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng, sau đó triệu chứng bắt đầu thấy rõ ở khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 sau khi tiếp xúc với COVID-19, rồi giảm dần. Từ khoảng ngày 15 đến ngày 21 sau tiếp xúc, rất ít có triệu chứng.
Các triệu chứng điển hình bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ từ 38,1 độ C đến 39°C. Ở hầu hết bệnh nhân, bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và các triệu chứng sẽ khỏi trong khoảng một tuần. Nếu các triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn.
Tiến triển bệnh COVID-19 thường khó dự đoán được, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến nhanh chóng chuyển nặng.
Những nghiên cứu sơ bộ trên thế giới hiện nay cho thấy tỷ lệ COVID-19 không triệu chứng chiếm khoảng 20%-40% trong tổng số người nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu khác cho rằng có thể một nửa số người nhiễm là người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Thuật ngữ y học gọi đây là người lành mang trùng đối với bệnh tả và người mang ký sinh trùng lạnh đối với bệnh sốt rét...
Trên thực tế, giới chức y tế vẫn chưa hiểu rõ về mức độ lây nhiễm của người mắc bệnh nếu họ không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đợt dịch COVID-19 hồi tháng 2 tại Việt Nam, phân tích 240 bệnh nhân COVID-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nhận thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng.
Trong đợt dịch lần này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh thống kê cho thấy 80% bệnh nhân không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ song cần theo dõi sát. Hơn 4.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại 96 cơ sở y tế trên toàn quốc, trong đó, hơn 2.600 trường hợp điều trị tại Bắc Giang. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị hơn 300 ca với một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
Tại Bắc Giang, các ca nhẹ, không có triệu chứng được chuyển đến cơ sở điều trị COVID-19. Những cơ sở này được tận dụng từ ký túc xá của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Cao đẳng công nghệ Việt - Hàn và Trung tâm chăm sóc người có công. Ngoài ra, còn một số địa điểm khác được thiết lập để đáp ứng diễn biến dịch. Các bệnh nhân được theo dõi sức khỏe và sẽ điều chuyển đến bệnh viện điều trị nếu xuất hiện triệu chứng.
Các chuyên gia thuộc Tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 cho biết, người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc. Điều quan trọng nhất là cần thực hiện tốt kiếm soát nhiễm khuẩn và nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, công tác điều trị cũng đòi hỏi phải đặt ra bài toán ứng phó, đáp ứng các tình huống có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thuộc Bộ phận thường trực, cho hay, ngay cả những người trẻ không có bệnh nền thì diễn biến tổn thương phổi cũng rất nhanh, thường xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10; từ khi có triệu chứng sau vài ngày đã xuất hiện mờ trắng hai bên phổi. Do đó, nguy cơ tử vong có thể ở các nhóm, các độ tuổi, chứ không chỉ ở người cao tuổi và có bệnh nền như trước.
Lấy mẫu xét nghiệm công nhân khu công nghiệp Bắc Giang. Ảnh: Giang Huy
Bác sĩ Hà cho rằng không chỉ riêng COVID-19 mà ở mọi loại bệnh, đều có người biểu hiện nặng, nhẹ; người không có biểu hiện, hoặc người phát bệnh sớm, người phát bệnh muộn hơn.
Riêng với COVID-19, lực lượng chức năng phải truy vết, xét nghiệm để tìm ra những người nhiễm virus không có triệu chứng. Bệnh nhân sau khi phát hiện dương tính COVID-19 cần phải theo dõi suốt trong quá trình. Bác sĩ Hà cho rằng việc rà soát, truy vết các nhóm nguy cơ trong cộng đồng và làm xét nghiệm sàng lọc là rất quan trọng trong công tác phòng chống COVID-19.
"Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì chắc chắn sẽ bỏ sót ca bệnh", ông nói.
Các chuyên gia khuyến cáo, cách duy nhất phòng bệnh là phải cách ly tất cả người tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19, khử khuẩn những nơi người bệnh đi qua. Người dân cần đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân; làm sạch các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hàng ngày...
(Theo vnexpress)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm