Bệnh nhân Covid-19 có thể tiêm vaccine Covid-19?
TS.BS Nguyễn Tiến Quang - Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K cho biết: Vaccine AstraZenecađã vừa nhập vào Việt Nam đã được chứng minh là dung nạp tốt và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 có biểu hiện triệu chứng. Sau khi tiêm liều đầu tiên, vaccine có hiệu lực bảo vệ 76% trong 90 ngày và hiệu lực bảo vệ không suy giảm đáng kể trong khoảng thời gian này. Hiệu lực vaccine sau khi tiêm nhắc liều thứ hai đạt được cao hơn nếu kéo dài khoảng cách so với liều 1, đạt 81% khi khoảng cách giữa hai liều tiêm kéo dài đến 12 tuần trở lên.
Một trong 30 người đầu tiên tham gia thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam, giai đoạn 2. Ảnh: Hải Nguyễn
Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine COVID-19 Vaccine Astrazeneca bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID từ thời điểm 22 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên. Các phân tích cũng cho thấy, vaccine có tiềm năng giảm 2/3 nguy cơ lây truyền virus không triệu chứng. Tỉ lệ đáng kể này được xác định dựa trên các mẫu xét nghiệm phết mũi họng thu thập được hàng tuần từ các tình nguyện viên trong thử nghiệm tại Anh.
"Cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine COVID 19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư" TS.BS Nguyễn Tiến Quang khẳng định.
Cũng theo phân tích của TS.BS Nguyễn Tiến Quang, bệnh nhân ung thư hệ thống miễn dịch cơ thể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém hơn do ảnh hưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị tích cực bệnh ung thư. Do vậy, bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng COVID-19.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết hiệu quả của vaccine COVID-19 có thể giảm ở bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch, nhưng nếu được tiêm vaccine có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc COVID-19.
Bệnh nhân ung thư đang điều trị có được tiêm vaccine?
TS.BS Quang cho biết thêm, bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vaccine COVID-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vắc xin.
Đối với những bệnh nhân hoá trị phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vaccine COVID-19 dựa trên dữ liệu cho thấy hầu hết các loại vaccine chủng ngừa các bệnh có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất.
Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid, cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19, do vậy cần thảo luận với bác sĩ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vaccine.
Đối với bệnh nhân đang sử dụng các thuốc nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, thuốc đồng vận LHRH, các thuốc kháng androgen… trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt có thể tiêm phòng vaccine COVID-19 mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine.
Tất cả các bệnh nhân ung thư có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với các thuốc điều trị ung thư, cần tham khảo chuyên gia dị ứng về việc tiêm vaccine COVID-19.
Đối với bệnh nhân ung thư đang xạ trị, có thể tiêm phòng vaccine sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.
Đối với bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến ung thư, vì tiêm vaccine có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu nên tốt nhất tiêm vaccine vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên có kế hoạch tiêm vaccine mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành cắt lách nếu có thể.
Bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách, nên tiêm vaccine ở tay đối diện vì sau khi tiêm vaccine có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.
Theo Lao động
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm