Béo phì làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng “COVID-19 kéo dài”

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, đối với người béo phì mắc COVID-19 sau khi chữa khỏi bệnh, có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe kéo dài...
13/06/2021 10:09

Theo đó, béo phì khiến người bệnh có nhiều khả năng phải nhập viện cần chăm sóc đặc biệt, phải thở máy và bị các triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn so với những bệnh nhân không bị béo phì.

BS Ali Aminian, Bệnh viện Cleveland Clinic cho biết, khoảng 40% những người sống sót sau COVID-19 có thể gặp phải các biến chứng mãn tính của COVID-19 và nguy cơ mắc các biến chứng này cao hơn khoảng 30% ở những bệnh nhân béo phì. Những con số ấn tượng này cho thấy tại sao tất cả mọi người, đặc biệt là những người béo phì, nên chủng ngừa COVID-19.

Đối với nghiên cứu, nhóm của ông đã thu thập dữ liệu của hơn 2.800 bệnh nhân được điều trị COVID-19 tại Phòng khám Cleveland từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2020. Các bệnh nhân được theo dõi đến cuối tháng 1 năm nay. Trong quá trình theo dõi, 44% bệnh nhân phải nhập viện và 1% tử vong. So với những bệnh nhân khác, nguy cơ nhập viện cao hơn từ 28% - 30% ở những bệnh nhân béo phì vừa và nặng. Nhu cầu xét nghiệm các vấn đề y tế khác ở những người béo phì cũng cao hơn từ 25% - 39%. Đặc biệt, nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về tim, phổi, mạch máu, thận và hệ tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn nhiều.  

Những phát hiện này cho thấy, những người có chỉ số BMI từ 35 trở lên có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất so với những người có chỉ số BMI bình thường. Vì vậy, tất cả bệnh nhân cần tuân theo các khuyến nghị về phòng ngừa COVID-19 và tiêm chủng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Cần phải theo dõi nghiêm ngặt và lâu dài những bệnh nhân béo phì mắc COVID-19 để giải quyết những hậu quả mãn tính của căn bệnh này. BS Aminian nhấn mạnh.

Theo Sức Khỏe Và Đời Sống

comment Bình luận

largeer