Bị ghẻ nước khi đi bơi phải làm sao?

Mùa hè là thời điểm người dân đi bơi ở các bể bơi chung hoặc các khu vui chơi dưới nước khá đông. Do đó có thể mắc phải nhiều bệnh da liễu, đặc biệt là ghẻ nước. Làm thế nào để chữa trị căn bệnh này cũng như cách tránh bị ghẻ khi đi bơi ở bể bơi công cộng?
25/03/2021 12:03

Theo các chuyên gia y tế, ghẻ nước là bệnh ngoài da phổ biến do ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Loài ký sinh trùng này còn được gọi với tên thông thường là mạt ngứa hay bọ ve. Bằng mắt thường, chúng ta rất khó có thể quan sát được chúng bởi chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ ở vào khoảng 0,3 - 0,5mm.

Loài này cũng phân chia ra làm 2 loại là con đực và con cái. Tuy nhiên, ghẻ đực thường chỉ có vai trò giao hợp và chúng sẽ chết ngay sau đó nên không thể là tác nhân gây bệnh. Còn cái ghẻ thì sẽ tấn công vào da, đào hang, đẻ trứng và sinh sôi với số lượng rất nhanh. Hơn nữa chúng còn tiết ra các chất gây kích ứng khiến cho da bị tổn thương, nổi mụn nước và ngứa ngáy. Do đó,  bất cứ vị trí nào trên cơ thể của con người cũng có thể bị ghẻ ký sinh nhưng phổ biến nhất vẫn là ở lòng bàn tay, các kẽ ngón tay chân và ở vùng kín.

Nguyên nhân gây ra ghẻ nước được chỉ ra bởi các yếu tố vệ sinh cá nhân kém, môi trường sống quá chật chội, đông đúc hoặc bị ô nhiễm.

be boi

Vào mùa hè, bệnh ghẻ nước thường xuất hiện khi chúng ta đi tắm ở bể bơi công cộng. Do phải dùng chung nguồn nước với quá nhiều người với mật độ lớn nên càng tăng nguy cơ mắc phải bệnh này. Không những thế, các nhà nghiên cứu từ đại học Alberta (Canada) đã từng khảo sát và đưa ra kết luận trung bình, mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu, là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.

Theo đó, các chuyên gia đã nhận định, bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người với tỷ lệ lây truyền lên đến 65%. Hầu hết người mắc tình trạng này thường có khoảng 10 – 15 ký sinh trùng tồn tại và phát triển trên da.

Khi tiếp xúc trực tiếp, điển hình là việc tắm chung này, ghẻ nước có khả năng lây lan nhanh chóng bằng cách bò sang vật chủ mới, từ đó chúng sẽ tiến hành đào hang và sinh sản. Hoặc có thể lây nhiễm gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bị ghẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và phải gãi gây ra các vết cào, lở loét trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp. Ngoài ra, người bị ghẻ nước thường có xu hướng ngứa ngáy hơn vào ban đêm, nên ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra hàng hoạt hệ lụy gián tiếp khác.  Do đó, cần trị bệnh sớm là điều hết sức quan trọng.

Dưới đây là một số phương pháp trị ghẻ tại nhà hiệu quả:

Tắm nước muối: Muối biển có đặc tính sát trùng làm giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Tận dụng nguyên liệu này sẽ kiểm soát được cơn ngứa và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da.

muoi

Tắm lá đào: Trong Đông y, lá đào có vị đắng và tính bình. Nó giúp làm giảm ngứa, giảm viêm và kháng khuẩn rất tốt. 

Tắm lá cúc tần: Theo nghiên cứu, một số thành phần hoạt chất có trong lá cúc tần có tác dụng giúp chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa hàm lượng tanin dồi dào còn hỗ trợ làm se niêm mạc và chữa lành tổn thương da.

Vỏ cây xà cừ: Theo kinh nghiệm dân gian, lấy vỏ xà cừ đem đun lên, chắt lấy phần nước tắm chỉ sau 1 tuần là sẽ khỏi ghẻ. Đây là liểu thuốc khá hữu hiệu đối với bệnh ghẻ. Ngăn chặn sự lây lan và nhanh khỏi bệnh do tinh dầu và chất chát trong vỏ xà cừ có tác dụng se da, giúp nhanh khỏi.

Ngoài ra, để trị ghẻ, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số loại thuốc đặc trị hữu dụng để bệnh nhanh chóng khỏi.

Đặc biệt, các bác sĩ da liễu khuyến cáo, chúng ta nên chọn bể bơi sạch, bể bơi có lắp hệ thống lọc nước tự động 24/24. Các chất xử lý làm sạch nước bể bơi cũng được liên tục điều tiết qua hệ thống tự động này. Ngoài sử dụng đồ bơi chất liệu tốt, sử dụng những phương tiện bảo hộ như kính, mũ bơi, nút tai… để bảo vệ những vùng nhạy cảm trên cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với trẻ em. Đồng thời nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi bơi. Nên tắm tráng trước và sau khi bơi, đặc biệt vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh ghẻ ký sinh.

Mai Hương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer