Biến thể Rwanda hoạt động như thế nào?

Kết quả giải trình tự gene mẫu dịch mũi họng "bệnh nhân 1979" và hai bệnh nhân thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất, hôm 12/2, cho thấy các bộ gene này đều thuộc chủng A.23.1 ở Rwanda, châu Phi.
14/02/2021 08:58

Chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020. Đây là lần đầu tiên chủng này xuất hiện ở Việt Nam, cũng là lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á.

Theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Uganda đăng trên trang dữ liệu medRxiv hôm 11/2, biến thể A.23.1 cũng lan truyền ở quốc gia này. A.23.1 có những đột biến về protein gai, khiến virus dễ dàng bám vào tế bào hơn. Đặc điểm này khiến biến thể Rwanda hoạt động tương tự các biến thể Anh, Nam Phi và Brazil, có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 56-70% so với chủng gốc.

bien the

Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Dữ liệu Dịch cúm Gia cầm (GISAID) nhận định A.23.1 là một trong những "biến thể có nguy cơ tiềm ẩn".

Từ tháng 6 đến tháng 10/2020, số người nhiễm biến thể A.23.1 ở Kampala chiếm 25%. Đến tháng 12/2020, kết quả giải trình tự gene cho thấy 49 trong số 50 mẫu bệnh phẩm từ thủ đô nhiễm biến thể A.23.1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Uganda ghi nhận hơn 39.000 trường hợp mắc Covid-19 và 328 người chết.

Nghiên cứu này của nhóm chuyên gia Uganda chưa được xem xét, đối chiếu trong giới khoa học và tác động của A.23.1 ở Uganda vẫn chưa được đánh giá rõ ràng.

Biến thể A.23.1 đến nay đã được phát hiện ở các quốc gia khác bao gồm Anh, Rwanda, Canada và Campuchia, theo GISAID. 43 trường hợp nhiễm A.23.1 được báo cáo ở Anh, theo Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE). PHE đang tiến hành nghiên cứu biến thể này vì nó chứa E484K - đột biến được tìm thấy trong biến thể Nam Phi. Các nhà khoa học tin rằng E484K giúp virus lẩn tránh kháng thể.

"Như vậy, nó có thể giúp nCoV vượt qua hàng rào miễn dịch sinh ra bởi vaccine", Francois Balloux, giáo sư sinh học, Đại học College London, cho biết.

Theo VnExpress

comment Bình luận

largeer