Bình Định ứng phó biến đổi khí hậu: Phát triển những cánh rừng ngập mặn
Trồng và chăm sóc rừng
Theo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bình Định có tổng diện tích giao khoán bảo vệ 55,41ha, trong đó tiếp tục khoán bảo vệ đối với diện tích 42,77ha rừng hiện có và 12,64ha rừng trồng tạo mới trong giai đoạn 2016 - 2020. Diện tích còn lại, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Bình Định) tự bảo vệ. Trồng mới rừng ngập mặn với tổng diện tích giai đoạn 2021 - 2025 là 10ha và thực hiện chăm sóc rừng 38,8 lượt/ha.
Những cánh rừng xanh ngập nước tại Cồn Chim
Không chỉ ổn định môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, ứng phó với tác động cực đoan của BĐKH và bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao, rừng ngập mặn còn mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho con người như bảo vệ bờ đê, các công trình thủy lợi, xây dựng, ngăn mặn, tạo sinh kế cho người dân ven rừng. Vì vậy, thực hiện chính sách giao khoán, mục tiêu của Bình Định không chỉ bảo vệ rừng mà còn giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải bài toán khắc phục khó khăn trong công tác chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn do diện tích trồng rừng là vùng bãi bồi ven đầm, là nơi người dân tập trung khai thác thủy sản ven bờ.
Nhờ chăm sóc và bảo vệ tốt nên hiện nay 88,11ha rừng ngập mặn tại khu vực đầm Thị Nại và đầm Đề Gi, trong đó có khu vực Cồn Chim phát triển bền vững. Nhiều thân cây có đường kính 15cm, chiều cao trung bình 4 - 5m, mỗi cây cách nhau 1m. Nhiều loài chim, cò cũng về đây trú ngụ; các loại thủy sản sinh sôi, phát triển, tạo thành quần thể đa dạng sinh học.
Từ năm 2016 - 2021, tỉnh Bình Định ưu tiên bố trí kinh phí nguồn vốn đầu tư (vốn ngân sách và vốn viện trợ) cho các chương trình, dự án, đề án ứng phó với BĐKH là 353.260.198.880 đồng, trong đó, 350.631.175.800 đồng là tổng kinh phí từ ngân sách, vốn từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là 2.629.023.080 đồng.
Việc triển khai giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn hiệu quả đã góp phần quan trọng ứng phó với BĐKH, điều hòa khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường; hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm; có tác dụng chắn sóng, gió. Rừng ngập mặn được bảo vệ tốt trở thành nơi cung cấp thức ăn, chỗ ở và nơi sinh sản cho nhiều loài cá, tôm, giáp xác và các loại chim và động vật có vú.
Phát triển kinh tế không làm ảnh hưởng rừng
Để bảo vệ những cánh rừng ngập mặn nói riêng, hệ sinh thái tự nhiên và mặt nước khu vực rừng ngập mặn nói chung, thời gian qua tỉnh Bình Định kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm, tác động đến rừng.
Cuối năm 2021, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định xử phạt 3 hộ dân tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, mỗi hộ 350 triệu đồng vì tự ý lấn chiếm tổng cộng 6ha diện tích mặt nước đầm Thị Nại để cắm cọc quây lưới bao nuôi thủy sản trái phép; đồng thời, buộc khôi phục lại hiện trang ban đầu. Đến đầu tháng 2/2022, các cá nhân này đã khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu của mặt nước.
Ông Trần Quang Nhựt - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Bình Định) chia sẻ: Hiện nay, các dự án phát triển đô thị, nhà ở và du lịch sinh thái tại huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn không ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn đã trồng phục hồi. Khi triển khai các dự án này, Trung tâm Khuyến nông kiến nghị giữ nguyên hiện trạng rừng ngập mặn đã trồng phục hồi, không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây trồng.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định tính đến 12/2021 là 88,11ha. Giống cây trồng rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu là bần trắng, mắm trắng, đước; mật độ trồng ban đầu 3.300 cây/ha. Hiện trạng đất quy hoạch cho phát triển rừng ngập mặn theo Quyết định số 610, ngày 30/12/2010 của UBND Bình Định là 441,4ha.
Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển và là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển. Hơn thế, rừng còn được xem như lá phổi xanh bảo vệ cư dân và hệ sinh thái đất ngập nước, là cứu cánh của con người trong ứng phó với BĐKH, hạn chế tác động bão lũ, nước biển dâng... Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ứng phó BĐKH là nhiệm vụ tiên quyết mà tỉnh Bình Định luôn đặt mục tiêu hướng đến.
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm