Bình Thuận: 160 cây rừng bị lâm tặc chặt phá ở Hàm Cần

Lâm tặc đã chặt phá 160 cây rừng ở Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
25/09/2021 10:52

UBND tỉnh Bình Thuận có ý kiến yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tập trung chỉ đạo Công an huyện, Hạt Kiểm lâm Hàm Thuận Nam, UBND xã Hàm Cần và Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng-Ca Pét sớm điều tra truy tìm đối tượng phá rừng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Empty

Đồng thời, làm rõ nguyên nhân do buông lỏng quản lý hay có móc nối, bảo kê trong lực lượng kiểm lâm, trong cán bộ chính quyền xã, huyện không? Tại sao tình trạng phá rừng lặp đi lặp lại nhưng không xác định được đối tượng vi phạm.

Qua đó xử lý nghiêm theo quy định; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý rừng, có giải pháp phòng ngừa không để tiếp tục xảy ra tình trạng phá rừng trái pháp luật tại xã Hàm Cần thuộc tiểu khu 266, lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng-Ca Pét. Kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận trước ngày 15 tháng 10 năm 2021.

Empty

Trước đó, người dân phát hiện vụ phá rừng tại khu vực rừng nằm cuối thôn 3, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Hàng loạt cây rừng đường kính 20 - 35cm đã bị cưa hạ ngã rạp xuống đất nhưng không được ngăn chặn kịp thời.

Tại hiện trường tìm hiểu vụ việc, nhiều cây bị cưa ngã, thân cây vẫn còn nằm cạnh gốc. Bề mặt vết cắt đã cũ và khô, những gốc cây to có ghi những ký kiệu bằng mực bút xóa. Các mặt cắt gốc còn dấu vết lam cưa.

Empty

Qua làm việc với Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Móng - Ca Pét, một lãnh đạo tại đây cho biết, vụ việc đã được phát hiện và lập hồ sơ ban đầu, chuyển cho kiểm lâm theo đúng thẩm quyền.

Theo số liệu, vụ phá rừng đầu tiên được Trạm bảo vệ rừng Cầu Treo phát hiện vào ngày 1/6 với diện tích 3.861 m2, nằm trong lô 33, khảnh 8, đối tượng rừng sản xuất, lâm phận Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Móng-Ca Pét quản lý, địa giới hành chính thuộc thôn 3, xã Hàm Cần.

Tổng số cây rừng tự nhiên bị thiệt hại là 80 cây nhiều chủng loại với khối lượng lâm sản bị thiệt hại 3,939 m3, trữ lượng 7,232 m3 và thời điểm rừng bị phá vào khoảng từ cuối tháng 5 năm 2021.

Empty

Đến ngày 3/7, Trạm bảo vệ rừng Cầu Treo tiếp tục phát hiện thêm diện tích rừng bị phá mới với diện tích 4.811 m2 cũng tại vị trí này. Thời điểm chặt phá được xác định trước đó 1 ngày. Tổng số lượng cây rừng tự nhiên bị thiệt hại là 85 cây nhiều chủng loại, với lượng lâm sản bị thiệt hại khoảng 3,818 m3, trữ lượng 7,010 m3.

Theo Lao động

comment Bình luận

largeer