Bộ Công thương: Hàng hoá tại Hà Nội vẫn được đảm bảo cho người dân

Khẳng định này được đại diện Bộ Công Thương đưa ra sau loạt siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống tại Hà Nội phải tạm dừng hoạt động do phát hiện các ca nhiễm hoặc liên quan các ca nhiễm COVID-19.
03/08/2021 13:03

Khi nhiều chợ đầu mối, siêu thị dừng hoạt động vì ca nhiễm, đại diện Bộ Công Thương cho biết các doanh nghiệp phân phối vẫn tìm được nguồn hàng, nhà cung ứng thay thế.

Khẳng định này được đại diện Bộ Công Thương đưa ra sau loạt siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống tại Hà Nội phải tạm dừng hoạt động do phát hiện các ca nhiễm hoặc liên quan các ca nhiễm COVID-19.

Bộ này cho biết, các doanh nghiệp phân phối và có các phương án bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa trong các tình huống.

Cách đây 3 ngày, Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga, nhà cung cấp thịt cho một số siêu thị, cửa hàng của VinCommerce và một số hệ thống siêu thị khác tại Hà Nội. Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga là nhà cung cấp thịt bò cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi lớn tại Hà Nội, trong đó có chuỗi siêu thị VinMart, VinMart+ tại Hà Nội.

Ngoài việc ngừng nhập thịt từ nhà cung cấp, tạm đóng cửa và khử khuẩn các cửa hàng, siêu thị do liên quan tới Công ty Thanh Nga, Bộ Công Thương cho biết, các nhà phân phối, siêu thị đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế. Vì thế, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên toàn thành phố vẫn được đảm bảo.

hk

Siêu thị VinMart Văn Quán (Hà Đông) tạm đóng do liên quan ca nhiễm COVID-19 của Công ty Thanh Nga

Tại các chợ truyền thống, nguồn cung hàng hóa thực phẩm vẫn ổn định, giá không có biến động bất thường. Tuy vậy, một số loại thực phẩm tươi sống giá tăng nhẹ do chi phí vận chuyển tăng. Đồng thời, nhu cầu tăng khi người dân chỉ được đi chợ 2-3 lần/tuần theo phiếu đã được phát nên mỗi người thường mua số lượng thức ăn nhiều cho vài ngày.

"Năng lực cung ứng hàng hóa tại các chợ vẫn duy trì tốt, người dân dễ dàng tiếp cận nguồn hàng với mức giá ổn định, trừ một số loại thực phẩm tươi sống có tăng nhẹ", Bộ Công Thương khẳng định.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn phòng dịch, Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp phân phối (BRG, Aeon, BigC, MM Megamarket...), các chợ tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế và tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Sở Công Thương Hà Nội cần có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu bị dừng.

Theo danh sách công khai của Sở Công Thương Hà Nội, so với ngày 29/7, số điểm bán hàng hoa thiết yếu hiệ

Ngọc Tâm

comment Bình luận

largeer