Bộ Y tế họp khẩn về tiến độ và kế hoạch thử nghiệm vaccine Nano Covax

Bộ Y tế triệu tập cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan về tiến độ và kế hoạch mở rộng địa điểm thử nghiệm vaccine Nano Covax.
25/06/2021 12:11

Sáng 25/6, cuộc họp khẩn được triệu tập do lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế và Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia chủ trì. Các thành viên của tiểu ban vaccine và chuyên gia, thành viên nhóm nghiên cứu của Học viện Quân y, Viện Pasteur TP.HCM, Công ty Nanogen tham dự. Điểm Viện Pasteur TP.HCM và công ty Nanogen sẽ tham gia họp trực tuyến.

Tại cuộc họp này, Bộ Y tế và chuyên gia sẽ nghe báo cáo, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax tính đến ngày 25/6 và xem xét mở rộng địa điểm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nano Covax.

untitled-6-16127839703111821950729

Trước đó, ngày 15/6, Công ty Nanogen đã có kiến nghị gửi Thủ tướng mong muốn sớm cấp phép khẩn cấp có điều kiện cho vaccine Nano Covax tương tự như các vaccine của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.

Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax đạt 99,4%, tương đương các vaccine khác trên thế giới và có phần cao hơn. Giá bán dự kiến của Nano Covax chỉ khoảng 120.000 đồng/liều.

Tuy nhiên ngay sau đó lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đã có phản hồi, cho rằng kiến nghị của Nanogen là nóng vội, số lượng 1.000 mẫu thử nghiệm giai đoạn 3 chưa nói lên được gì nhiều, các dữ liệu cần tiếp tục thu thập, nghiên cứu.

Trong trường hợp chưa đủ dữ liệu, Bộ Y tế ưu tiên sử dụng các loại vaccine đã được thử nghiệm 3 giai đoạn và được WHO phê duyệt như AstraZenenca, Sputnik V, Pfizer…

Bộ Y tế khẳng định việc đưa một vaccine tiêm rộng rãi cho người dân cần phải rất cẩn trọng, phải có đữ dữ liệu khoa học. Việc phê duyệt cấp phép thận trọng không phải để làm khó doanh nghiệp.

Ngày 23/6, phía Công ty Nanogen tiếp tục có phản biện cho rằng các kiến nghị không nóng vội, vaccine của Nga, Ấn Độ, Trung Quốc cũng được cấp phép khẩn cấp khi mới thử nghiệm giai đoạn 2. Do đó, việc Nanocovax thử nghiệm trên hơn 1.000 cho cả 3 giai đoạn đến nay là quá đủ.

Công ty này đặt vấn đề: "Tại sao phải chấp nhận xin vaccine từ nước ngoài, trong khi đất nước đang trong tình hình dịch căng thẳng, người dân nào cũng muốn được tiêm vaccine?". Công ty Nanogen khẳng định, công ty nghiên cứu và phát triển vaccine do nhà nước giao nhiệm vụ. Nếu được cấp phép, công ty sẽ tập trung sản xuất vaccine đảm bảo nhu cầu của người dân Việt Nam, không xuất khẩu.

Thiên Thư

 

comment Bình luận

largeer