Bộ Y tế: Virus SARS-CoV-2 lây qua đường không khí
So với phiên bản cập nhật gần nhất vào cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.
Bổ sung thêm biểu hiện lâm sàng
Theo Bộ Y tế, hiện SARS-CoV-2 đang biến đổi liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn.
Thời gian ủ bệnh vẫn 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày với triệu chứng hay gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.
Tuy nhiên, trong phiên bản lần 6, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm: Đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Đây là điểm mới trong phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 14/7.So với phiên bản cập nhật gần nhất vào cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.
Bổ sung thêm biểu hiện lâm sàngTheo Bộ Y tế, hiện SARS-CoV-2 đang biến đổi liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn.
Thời gian ủ bệnh vẫn 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày với triệu chứng hay gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.
Tuy nhiên, trong phiên bản lần 6, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm: Đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Theo Bộ Y tế, khoảng hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày (phác đồ cũ từ 7-8 ngày).
Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Có thể xuất viện sau 10 ngày, không quan tâm tái dương tính
Trong phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân COVID-19 thành 5 mức độ: Không triệu chứng, mức độ nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính; mức độ vừa với biểu hiện viêm phổi; mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch.
Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung chi tiết hơn về nhịp thở và nồng độ oxy trong máu khi phân loại mức độ nhẹ và vừa. Xếp vào mức nhẹ khi có nhịp thở =< 20 lần/phút và có nồng độ oxy trong máu SpO2 >= 96% khi thở khí trời; Trường hợp vừa khi nhịp thở >20 lần/phút kèm ho, khó thở.
Trong nguyên tắc điều trị chung, Bộ Y tế thống nhất tất cả F0 có kết quả dương tính hoặc không có triệu chứng điều trị tại các buồng bệnh thông thường. Ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị tại buồng hồi sức tích cực.
Bộ Y tế cũng lưu ý phát hiện và xử trí sớm các biểu hiện thần kinh và tâm thần ở bệnh nhân COVID-19.
Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày.
Bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 nếu thoả mãn 2 điều kiện:
Thứ nhất, không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm.
Thứ hai, có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp real-time RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30). Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tuỳ theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng đủ 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.
Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo phác đồ mới, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.
Trong phác đồ lần 5 trước đây, Bộ Y tế đưa ra quy chuẩn xuất viện chung với mọi bệnh nhân khi điều trị ít nhất 14 ngày, có 2 lần xét nghiệm âm tính, mỗi lần cách nhau 48-72 giờ. Thời gian lấy mẫu lần cuối cùng cách thời điểm ra viện không quá 24 giờ.
Cũng trong phác đồ lần 5, Bộ Y tế yêu cầu khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Riêng bệnh nhân tái dương tính tiếp tục cách ly tại nhà thêm 1 tuần (tổng là 21 ngày) và lấy mẫu xét nghiệm lần 3 tại ngày thứ 21.
Tuy nhiên, trong phác đồ mới, việc lấy mẫu xét nghiệm sau khi về nhà là không cần thiết. Qua theo dõi hơn 400 trường hợp tái dương tính không lây ra cộng đồng nên Bộ Y tế cho rằng không cần cách ly như trước đây.
Thiên Thanh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm