Ca Covid-19 nặng ở Hà Nội tổn thương phổi trên 75% và tình trạng suy hô hấp nặng.
Hiện tại, việc thở máy tạm thời kiểm soát được hô hấp, tuy nhiên, do người bệnh có bệnh nền và tình trạng mệt cơ rất nhiều nên thể trạng không tốt. Bệnh viện đã sẵn sàng hệ thống ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) để triển khai nếu bệnh nhân diễn tiến xấu hơn.
“Ngoài tổn thương phổi rộng, các chỉ số xét nghiệm cho thấy “cơn bão Cytokine” ở bệnh nhân tương đối trầm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh tiền sử cắt một phần tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến tuyến cận giáp dẫn tới rối loạn điện giải, gây nhiều triệu chứng khác. Do vậy, chúng tôi đang theo dõi các diễn tiến hết sức sát sao”, bác sĩ Cấp cho hay.
Giải thích về khái niệm “cơn bão Cytokine”, ông Cấp phân tích, Cytokine là chất do tế bào miễn dịch tiết ra để thực hiện các hoạt động của hệ miễn dịch. Có thể ví Cytokine như “mệnh lệnh”, thông tin và tương tác lẫn nhau giữa các tế bào miễn dịch.
Thông tin và tương tác này nếu bị rối loạn quá mức sẽ dẫn đến đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch, từ đó gây ra sự tổn hại với tế bào, làm các phủ tạng bị tổn thương.
“Các trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 diễn biến nặng đều do hậu quả của bão Cytokine”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc kiêm Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: N.Liên |
Hiện tại, bệnh nhân 1465 đang được điều trị tại phòng áp lực âm của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Việc để bệnh nhân trong phòng áp lực âm giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, tránh phải giải tỏa nhiều khoa phòng để đảm bảo cách ly.
Bác sĩ Cấp thông tin, bệnh viện đang duy trì 1 kíp y bác sĩ, chia làm ba vòng để điều trị cho bệnh nhân 1465. Vòng một gồm các bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp thăm khám, chăm sóc bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật kỹ thuật, và gửi các thông tin ra ngoài.
Vòng hai đóng vai trò như cơ quan “đầu não”, có nhiệm vụ phân tích thông tin, hội chẩn, đưa ra chỉ định điều trị và chăm sóc. Vòng ngoài cùng không tiếp xúc với vòng 1, làm nhiệm vụ hậu cần. Các nhóm giao tiếp với nhau chủ yếu qua thiết bị thông minh.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu triển khai các kỹ thuật can thiệp trên bệnh nhân, bệnh viện sẽ cân nhắc điều động thêm y bác sĩ tăng cường.
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh, việc có thêm bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng là điều đã được dự đoán từ trước.
“Thống kê trên thế giới cho thấy trung bình cứ 100 bệnh nhân Covid-19 sẽ có khoảng 19-20 ca nặng. Kiểm soát tốt các yếu tố bệnh sinh thì chỉ 4-5 ca diễn tiến nguy kịch.
Nếu kiểm soát các yếu tố trên không tốt hoặc bệnh xảy ra ở nhóm người có nhiều bệnh nền, con số này có thể lên đến 11-12 ca. Do đó, bệnh viện luôn có kế hoạch sẵn sàng ứng phó trong trường hợp có bệnh nhân diễn biến xấu”, bác sĩ Cấp chia sẻ.
Được biết, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã điều phối thuốc hiếm “remdesivir” từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam ra Hà Nội để kịp thời điều trị cho bệnh nhân 1465.
Đây là loại thuốc kháng virus dưới dạng truyền tĩnh mạch, mỗi đợt điều trị dùng 10 ngày. Thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA ở Mỹ cho phép sử dụng trong điều trị Covid-19.
Bác sĩ Cấp thông tin, các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thuốc hiếm “remdesivir” giúp rút ngắn thời gian mang triệu chứng và cải thiện diễn biến ở bệnh nhân Covid-19. Thuốc này có giá khoảng vài nghìn USD/ liệu trình điều trị.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương án hỗ trợ thêm trong điều trị. Việc sử dụng thường xuyên cho tất cả bệnh nhân Covid-19 gần như không khả thi vì hiệu quả chưa tương xứng với chi phí điều trị.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tối 7/1, chỉ đạo bố trí nhân lực cần thiết để tập trung cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh: N.Liên |
Bệnh nhân 1465 quê Bà Rịa Vũng Tàu, từ Mỹ về Việt Nam ngày 21/12/2020 trên chuyến bay VN415, được cách ly tại tại Hà Nội và được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu.
Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 22/12 âm tính, lấy mẫu lần 2 ngày 29/12, kết quả xét nghiệm phát hiện người này dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 31/12.
Ngay khi được chuyển tới cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, người bệnh đã trong tình trạng rất mệt, ăn uống kém. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp, được hỗ trợ thở oxy nhưng do có tình trạng mệt lả, mệt cơ nên phải đặt ống nội khí quản, thở máy.
Ngoài bệnh nhân 1465, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hiện còn điều trị 26 bệnh nhân Covid-19 nhẹ khác, do Khoa Virus ký sinh trùng và Nội tổng hợp luân phiên điều trị.
Được biết, ngay trong tối 7/1, đoàn công tác của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế do Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa dẫn đầu đã tới làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, chỉ đạo bố trí nhân lực cần thiết để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và chuẩn bị cho công tác chống dịch trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Theo Vietnamnet
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm