Cà tím có tác dụng gì?

Cà tím có tác dụng gì? Cà tím vẫn được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng dùng trong nhiều món ăn, tuy nhiên ít ai biết đến công dụng phòng ngừa bệnh và có lợi cho sức khoẻ của nó.
03/04/2018 11:20

Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, nguồn gốc từ Ấn Độ. Khi ăn sống, cà tím có vị hơi đắng tuy nhiên nấu chín, vị đắng sẽ bị mất và có mùi thơm dễ chịu.

Trong cà tím có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng dinh dưỡng cao. Cà tím là nguồn cung cấp vitamin C, K, B6, thiamin, niacin, magiê, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali và mangan khá cao. Hơn nữa, nó hầu như không chứa cholesterol hay chất béo bão hoà.

Ca tim co tac dung gi 2

Cà tím có tác dụng gì? Cà tím có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao

Cà tím cũng là nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh. Trong 100g cà tím có chứa khoảng 72mg vitamin B giúp tăng cường sự dẻo dai cho các mạch máu và giảm lượng cholesterol.

Trong cà tím chứa một lượng dinh dưỡng cao, phơi khô dùng làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy nightshade soda có trong cà tím giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Ở vỏ cà tím có chứa nhiều anthocyanins hoạt động như một chất chống oxy hoá đem lại hiệu quả làm đẹp cao.

Tác dụng của cà tím

Phòng ngừa ung thư

Thịt quả cà tím chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Ngoài ra, cà tím còn có chứa hàm lượng chất xơ rất cao có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng.

Ca tim co tac dung gi 3

Cà tím có tác dụng gì? Cà tím có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả

Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, nhờ có hàm lượng chất chống oxu hoá cao mà cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Vì vậy, nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.

Hơn nữa, cơ thể được cung cấp nasunin và axit chlorogenic, hai chất chống oxy hóa hữu cơ chống lại các gốc tự do, cũng như chất kháng virus và kháng khuẩn.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Việc hấp thụ thực phẩm này thường xuyên và điều độ sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều nước và chất xơ giúp duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Do đó, tim mạch sẽ hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.

Tốt cho da và tóc

Ít ai biết đến công dụng làm đẹp da và mái tóc của cà tím nhờ hàm lượng nước khá cao trong nó. Việc bổ sung đủ nước thông qua ăn uống sẽ giúp cải thiện mái tóc và làn da và hỗ trợ các chức năng khác của cơ thể.

Ca tim co tac dung gi 4

Cà tím có tác dụng gì? Cà tím chứa nhiều vitamin tốt cho da và tóc

Điều trị cảm giác bồn chồn, lo lắng

Một công dụng khác của cà tím đó là phòng ngừa, điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Trong cà tím chứa nhiều magie hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.

Tăng cường sức đề kháng

Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP và chất sắt giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magie, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ca tim co tac dung gi 5

Cà tím có tác dụng gì? Nhờ chứa nguồn vitamin dồi dào mà cà tím giúp tăng cường sức đề kháng

Hơn nữa, cà tím còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và đường ruột, có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, kiểm soát bệnh tiểu đường type 2...

Hỗ trợ tiêu hóa

Cà tím là nguồn chất xơ dồi dào rất cần thiết trong chế độ ăn uống cân bằng. Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa, kích thích nhu động chuyển động, kích thích sự tiết dịch dạ dày. Chất xơ cũng liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim vì nó giúp loại bỏ một số các cholesterol xấu gây tắc nghẽn động mạch và tĩnh mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hỗ trợ giảm cân

Cà tím là một thực phẩm rất lành mạnh cho những người muốn giảm cân hoặc mắc bệnh béo phì. Nó có thể làm giảm sự thèm ăn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tốt cho xương

Cà tím rất tốt cho những người có nguy cơ suy thoái xương và loãng xương do các hợp chất phenolic có liên quan đến dấu hiệu giảm loãng xương. Cà tím cũng chứa lượng chất sắt và canxi khá cao bổ sung rất tốt cho sức khỏe của xương và cơ thể. Với lượng kali trong cà tím sẽ giúp hấp thu canxi, khiến cho cà tím có lợi cho bệnh loãng xương và sức khỏe của xương.

Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu, mệt mỏi, suy nhược, trầm cảm và mất nhận thức. Ăn thực phẩm có nhiều chất sắt có thể chống lại bệnh thiếu máu. Cà tím chính là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể rất tốt. Cà tím cũng chứa hàm lượng đồng cao, một thành phần thiết yếu của các tế bào hồng cầu, giống như sắt.

Ca tim co tac dung gi

Cà tím có tác dụng gì? Ngăn ngừa chứng thiếu máu hiệu quả

Tốt cho não

Cà tím là nguồn dinh dưỡng thực vật tuyệt vời, có tác dụng tăng cường hoạt động nhận thức và sức khỏe của bộ não. Chúng không chỉ chống lại hoạt động của các gốc tự do mà còn tăng lưu lượng máu đến não, giúp thúc đẩy bộ nhớ và tư duy phân tích.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Do hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp, cà tím là một thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Cà tím có khả năng điều hoà glucose và insulin trong cơ thể.

Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh

Folate là bộ phận thiết yếu của bất kỳ chế độ ăn uống nào và acid folic đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. Axit folic trực tiếp bảo vệ trẻ khỏi các khuyết tật thần kinh. Vì vậy, nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống khi mang thai.

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc

Cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

Solanine không hòa tan trong nước, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể phá hủy được chất này.

Tuy nhiên, có thể thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

Ca tim co tac dung gi 6

Cà tím có tác dụng gì? Tuyệt đối không nên ăn nhiều cà tím dễ gây ngộ độc

Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250g cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy không nên quá lo lắng.

Các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao.

Tuy nhiên, tác dụng phụ này có thể ngăn chặn nếu nấu chín cà tím trước khi ăn.

comment Bình luận

largeer