Các bà mẹ không nên xem nhẹ biến chứng dây rốn bám màng trong lúc mang thai

Dây rốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối thai nhi với nhau thai. Thế nhưng với những biến chứng liên quan đến dây rốn như dây rốn bám màng thì các bà mẹ nên cẩn trọng, theo dõi sát sao và tìm biện pháp thích hợp để giảm đi những ảnh hưởng tiêu cực mà tình trạng này gây ra cho sức khỏe của thai nhi và người mẹ.
12/10/2020 17:50

Dây rốn bám màng là gì?

download

Nếu thai kỳ diễn ra bình thường thì các mạch máu của thai nhi khi chạy qua dây rốn sẽ kết nối trực tiếp vào giữa nhau thai của mẹ. Nhưng nếu thai kỳ không bình thường, dây rốn bám vào màng cụ thể là dây rốn của thai nhi chèn ép bất thường vào rìa của bánh nhau, dọc theo màng nhau - ối thì sẽ khiến cho các mạch máu của thai nhi hoạt động mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào của nhau thai khi chúng có sự kết nối với nhau tại dây rốn.

Theo thống kê, hiện nay biến chứng dây rốn bám màng không diễn ra phổ biến, chỉ xảy ra ở khoảng 1% các trường hợp mang thai đơn và 15% trường hợp mang thai đôi.

Để biết được khi mang thai có bị dây rốn bám màng hay không thì các mẹ cần phải đến bác sĩ để khám thai, siêu âm định kỳ. Thông qua hình ảnh siêu âm thì bác sĩ sẽ chuẩn đoán được. Thông thường những trường hợp bị dây rốn bám mà sẽ được phát hiện khi các mẹ bầu siêu âm thai ở 3 tháng đầu.

Những biến chứng gì có thể xảy ra khi bị dây rốn bám màng?

-      Nén hoặc vỡ mạch máu cuống rốn: đây là tình trạng mà dây rốn bám màng làm các mạch máu cuống rốn không được bảo vệ, điều này làm chúng có nguy cơ nén hoặc vỡ cao hơn so với bình thường. Đặc biệt với những trường hợp mạch nằm gần cổ tử cung thì tình trạng này lại càng dễ xảy ra

-      Mổ lấy thai: khi bị dây rốn bám màng thì trong một vài trường hợp dây rốn bị vỡ trong lúc chuyển dạ thì người người mẹ cần phải tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp nếu không sẽ cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé

-      Xuất huyết khi chuyển dạ: Khi bị dây rốn bám màng thì vấn đề xuất huyết khi chuyển dạ rất dễ xảy ra.

Dây rốn bám màng ảnh hưởng như thế nào đối với thai nhi?

day-ron-bam-mang

Khi gặp phải tình trạng dây rốn bám màng thì thường sẽ gây ra tổn thương thai nhi, thế nhưng may mắn là mức độ tổn thương ở mức rất thấp mặc dù tình trạng dây rốn bất thường trong lúc mang thai thường làm xuất hiện tình trạng sinh non, chỉ số  chỉ số Apgar thấp và trẻ sơ sinh sau khi chào đời cần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đối với những trường mang thai đôi bị dây rốn bám màng, thì có thể cả hai trẻ sẽ bị nguy cơ hạn chế tăng trưởng.

Khi bị dây rốn bám màng thì người mẹ cần làm gì?

Khi phát hiện bị dây rốn bám màng thì để đảm bảo an toàn và sự phát triển bình thường của thai nhi thì người mẹ cần tiến hành siêu âm khảo sát giải phẫu thai thật chi tiết,  xem có xuất hiện nhau tiền đạo không, đồng thời đánh giá tăng trưởng của thai nhi có ổn định hay không. Cùng với đó người mẹ bắt đầu từ tuần 36 thì đo tim thai thường xuyên, trong lúc sinh cũng cần phải đo liên tục để xem có dấu hiệu chèn ép dây rốn và vỡ mạch máu tiền đạo hay không.

Nếu như trong quá trình mang thai mọi chỉ số đều ổn định thì bác sĩ thường khuyến cáo người mẹ nên để chuyển dạ tự nhiên đến 40 tuần và sinh trưởng thường qua ngả âm đạo.

Diệu Hằng

comment Bình luận

largeer