Các biện pháp phòng tránh ngạt khí

Trước sự cố ngạt khí tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam (Công ty TNHH Daesang TP. Việt Trì - Phú Thọ) khiến 4 công nhân bị tử vong, chúng ta cần tìm hiểu nguy cơ và các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu rủi ro.
19/07/2022 09:24

Nguy cơ ngộ độc khí

Những khí độc gây ra các vụ chết người chủ yếu là CH4, CO, CO2… Nguy cơ ngộ độc khí thường xảy ra ở các hầm mỏ, hố sâu, giếng đào, vệ sinh hố ga vi sinh… Các nạn nhân chết vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hồ/hầm, bể kín. Những hoạt động chuyển hóa, phân hủy các chất hữu cơ làm bốc lên những luồng hơi chứa khí CO2, CH4 và các hợp chất lưu huỳnh. Những khí này đều nặng hơn không khí nên tích tụ lại ở chỗ thấp, không gian kín và hòa tan trong lớp nước bề mặt.

mang-mat-na-phong-doc-scaled

(Ảnh minh họa)

Những vụ tai nạn chết người trong tình huống này xảy ra chủ yếu do người đầu tiên xuống hầm kín rồi bị ngạt khí, ngất đi. Những người sau không có kinh nghiệm, lao xuống ngay để cứu và cũng gặp cảnh ngộ tương tự.

Ngộ độc khí CO2 còn xảy ra trong các đám cháy ở các nơi có không gian chật hẹp. Nếu hít phải khí CO2 hay các khí độc, người ta sẽ rơi vào hôn mê rất nhanh.

Các biện pháp phòng tránh ngạt khí

Những tai nạn thương tâm do ngộ độc khí đều có thể phòng tránh được, chỉ cần có kiến thức và bình tĩnh.

Đối với các hầm mỏ, hố sâu, giếng đào, vệ sinh hố ga vi sinh,... phải kiểm tra xem dưới đó có đủ oxy không, bằng cách đốt một ngọn đèn đưa xuống trước. Nếu đèn cháy yếu, hay bị tắt thì tuyệt đối không được xuống mà phải có các biện pháp làm cho không khí lưu thông.

Những người vào cứu nạn nhân bị ngộ độc khí dưới hầm mỏ, giếng hay đám cháy cũng vậy, tránh lao vào ngay mà phải quạt cho không khí lưu thông, bịt mặt bằng khăn ướt, hoặc trang bị đồ bảo hộ đầy đủ.

Khi nạn nhân bị ngạt khí được đưa ra, có thể xử trí ban đầu bằng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt. Nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ oxy liều cao. Trường hợp ngộ độc khí CO nghiêm trọng, phải đặt nội khí quản trợ thở, dùng thuốc ức chế cạnh tranh…

Tóm lại, cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có bốn phút để hành động. Sau đó mỗi phút cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.

Nguyễn Trang (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer