Các loại thực phẩm không nên ăn sống

Có nhiều loại thực phẩm nếu bạn không biết rõ thành phần của nó, mà sử dụng một cách tùy tiện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là bài tổng hợp các loại thực phẩm bạn nên hạn chế ăn sống
17/10/2021 10:10

 

cay-khoai-taykhoai

Những loại thực phẩm không nên ăn sống

1. Khoai tây

Theo Đại học Utah (Mỹ), khoai tây, đặc biệt khoai tây xanh, có nồng độ cao chất độc gây nguy hiểm, solanine. Khi ăn khoai tây còn sống, chất độc này sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và các vấn đề dạ dày.

Ngoài ra, tinh bột trong khoai tây sống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, đầy hơi. Bởi vậy, bạn cần hạn chế những rủi ro này bằng cách nấu chín khoai tây như nướng, hấp, xào…

2. Củ mì (sắn)

Củ mì (sắn) rất nguy hiểm khi ăn sống hoặc chưa chín vì nó có chứa các hợp chất được chuyển đổi thành hydro xyanua trong cơ thể. Hydro xyanua có thể gây ra các triệu chứng như hô hấp nhanh, tụt huyết áp, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, nhầm lẫn và co giật.

2. Thịt lợn, thịt gà

Thịt lợn có chứa nhiều giun sán, vi khuẩn… Nếu không được nấu chín, nó có thể truyền kí sinh trùng vào cơ thể, gây nhiều tác dụng phụ khó chịu.

Giống như thịt lợn, thịt gà có nguy cơ cao gây hại cho cơ thể nếu ăn sống. Vì vậy, bạn cần đảm bảo thịt gà phải được nấu chín ít nhất ở 165 độ C. Lưu ý, bạn không nên rửa thịt gà trước khi nấu vì nước có thể làm bắn vi khuẩn từ thịt gà ra xung quanh.

3. Các loại đậu

Đậu sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa một hàm lượng glycoprotein lectin cao. Đây là hóa chất độc hại gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau 3 giờ tiêu thụ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị.

Bạn có thể nấu chín đậu bằng cách ngâm chúng trong nước ít nhất 5h, bỏ nước, sau đó đun sôi cho tới khi đậu mềm.

4. Các loại rau cải

Bắp cải, cải xanh, súp lơ và một số loại rau họ cải khác có thể tốt với hầu hết mọi người khi ăn sống. Tuy nhiên, một số người dễ bị đầy hơi, khó tiêu khi hấp thụ đường trong các loại rau này. Hàm lượng đường sẽ dễ hấp thụ hơn khi nấu chín.

Ngoài ra, những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn rau cải sống do chúng có chứa chất ức chế tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn.

5. Bí ngô để lâu

Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

6. Dưa muối chưa kĩ

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

7. Mướp đắng 

Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó trước khi ăn nên đun mướp đắng trong nước sôi nóng để loại bỏ axit oxalic -axit gây vị đăng và chát. Những người cần bổ sung 1 lượng lớn canxi thì Không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

Vũ Hường ( (Theo Healthline)

comment Bình luận

largeer