Cách chăm sóc trẻ bị viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt không phải là bệnh thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp nhưng có thể kèm các biến chứng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, trẻ bị viêm tuyến nước bọt cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
(Ảnh minh hoạ)
Có những loại viêm tuyến nước bọt nào?
Theo nguyên nhân: Một số căn nguyên chính bao gồm
Virus: Quai bị, CMV, HIV, cúm A, Adenovirus…
Vi khuẩn: Tụ cầu, Phế cầu, Liên cầu, E.coli, lao
Các bệnh tự miễn: Do cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các cơ quan khác trong đó có tuyến nước bọt
Do tắc nghẽn: Tắc nghẽn ống dẫn tuyến nước bọt thường là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm trùng vi khuẩn sau này. Có thể tắc do sỏi, đờm hoặc hiếm hơn là do các khối u.
Theo diễn biến
Viêm tuyến nước bọt cấp tính: thường kéo dài trong 1-2 tuần
Viêm tuyến nước bọt mãn tính: đợt viêm kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
Viêm tuyến nước bọt tái phát: tái đi tái lại nhiều lần.
Các yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm tuyến nước bọt là gì?
Yếu tố liên quan đến trẻ:
Trẻ tuổi từ 12 tháng – 6 tuổi dễ nhiễm các virus nói chung, riêng quai bị hay gặp ở trẻ 5-9 tuổi
Trẻ chưa được tiêm phòng vaccine MMR
Viêm tuyến nước bọt tự miễn hay gặp ở trẻ gái tuổi dậy thì
Viêm tuyến nước bọt tái phát chủ yếu gặp ở trẻ trai 1-16 tuổi
Tiếp xúc gần với trẻ bị quai bị
Vệ sinh răng miệng kém
Trẻ bị mất nước
Trẻ bị HIV/AIDS, hoặc có bệnh nền kèm theo
Yếu tố môi trường:
Thay đổi thời tiết
Ô nhiễm môi trường
Điều kiện dinh dưỡng kém
Nhà cửa chật chội, ẩm thấp
Kinh tế – xã hội kém phát triển.
Làm thế nào để nhận biết một trẻ bị viêm tuyến nước bọt?
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do viêm tuyến nước bọt ở trẻ em. Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm tuyến nước bọt bao gồm:
Sốt
Triệu chứng giống cảm cúm
Giảm vị giác
Khó há miệng, đau góc hàm, khô miệng, khó nuốt
Sưng đỏ, đau góc hàm hoặc dưới hàm 1 hoặc 2 bên nếu căn nguyên là vi khuẩn, nếu là virus như quai bị thì chỉ sưng đau 1 bên sau tai sau đó có thể lan sang 2 bên
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Công thức máu: BC tăng trong nhóm nguyên nhân do vi khuẩn
Amylase: tăng cao
Siêu âm: tăng kích thước các tuyến nước bọt, thâm nhiễm viêm
Chụp CT và MRI trong các trường hợp tái phát nhiều lần
PCR chẩn đoán các căn nguyên vi khuẩn và virus
Các xét nghiệm khác: tùy nhóm căn nguyên
Chẩn đoán trẻ viêm tuyến nước bọt
Dựa vào:
Biểu hiện lâm sàng: sốt, sưng đau tuyến nước bọt
Cận lâm sàng: siêu âm, công thức máu, amylase,…
Chẩn đoán phân biệt với quai bị: dựa vào vị trí, tính chất sưng đau và xét nghiệm PCR nước tiểu tìm quai bị.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tuyến nước bọt
Việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm tuyến nước bọt còn tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh và phải do bác sĩ quyết định.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm tuyến nước bọt do virus. Hơn nữa, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho con tại nhà và phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số cách chăm sóc tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ bị viêm tuyến nước bọt bao gồm:
Hạ sốt giảm đau
Chườm ấm tích cực (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).
Nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C hoặc đau nhiều, cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Vệ sinh:
Vệ sinh mũi miệng
Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.
Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc, dọn vệ sinh và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt. Nếu bị quai bị, cho trẻ nghỉ tại nhà 5-7 ngày, tránh vận động mạnh.
Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị.
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến viện?
Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị viêm tuyến nước bọt đều cần điều trị tại bệnh viện. Trẻ có thể điều trị tại nhà nếu viêm ở mức độ nhẹ; vì nhập viện không đúng chỉ định có thể làm trẻ bị nhiễm trùng bệnh viện.
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi trẻ có một trong các dấu hiệu: Sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú, nôn mọi thứ ăn vào, co giật, li bì, khó đánh thức…
Điều trị viêm tuyến nước bọt tại bệnh viện
Tại bệnh viện trẻ sẽ được theo dõi toàn trạng, theo dõi các biến chứng ví dụ: viêm não màng não, viêm cơ tim…
Điều trị triệu chứng: Giảm sốt, giảm đau, chống viêm chống phù nề
Điều trị nguyên nhân: Tùy căn nguyên, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và phác đồ phù hợp
Điều trị biến chứng: theo phác đồ của từng loại biến chứng
Phòng ngừa
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, đúng lịch.
Đảm bảo nơi ở sạch sẽ vệ sinh tốt, không khói thuốc lá, đủ ánh sáng, thoáng khí.
Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, cân đối.
Cha mẹ nên trang bị kiến thức về cách nhận biết sớm viêm tuyến nước bọt để có hướng chăm sóc và xử trí kịp thời.
Ths. Bs. Hồ Anh Tuấn – Khoa Khám bệnh Đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm