Cách sơ cứu khi bị ngã từ trên cao xuống

Cách sơ cứu khi bị ngã từ trên cao xuống sẽ quyết định việc nạn nhân có bị chấn thương nặng hay nhẹ. Mọi người không nên tùy tiện bê vác hay dịch chuyển cơ thể người gặp nạn.
28/02/2018 14:35

Ngã từ trên cao xuống bị tổn thương bộ phận nào?

Ths.BS Nguyễn Huy Phương, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho hay, khi chẳng may bị rơi ngã từ trên cao xuống, tùy theo mức độ chấn thương nặng, nhẹ sẽ phụ thuộc vào độ cao, có vật tỳ đè lên người hay không… Nếu độ cao càng cao và có vật tỳ đè lên người nhiều thì chấn thương sẽ càng nhiều và nặng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Những chấn thương có thể gặp phải khi ngã từ trên cao xuống như gãy xương (vai, cổ..), gãy tay, chân, chấn thương sọ não, tổn thương nội tạng.

Khị bị ngã từ trên cao xuống thường gặp chấn thương ở chi dưới, vùng chậu, đầu. Khi đã lấy được vật đè trên người, nếu thấy nạn nhân bất tỉnh cần nhanh chóng kiểm tra đường thở. Việc kiểm tra đường thở nhằm mục đích loại bỏ các vật gây cản trở đường thở của nạn nhân. 

cach so cuu nguoi nga tu tren cao xuong

Cách sơ cứu khi bị ngã từ trên cao xuống. Những chấn thương có thể gặp phải khi ngã từ trên cao xuống như gãy xương (vai, cổ..), gãy tay, chân, chấn thương sọ não, tổn thương nội tạng.

Rất nhiều trường hợp sau khi thấy nạn nhân ngã từ trên cao xuống, nhiều người đã chạy tới bế nạn nhân, sốc nạn nhân dậy. Tuy nhiên, TS. BS Vũ Mạnh Tân, hiện đang công tác tại Khoa tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) cho biết: “Trong trường hợp bị sốc mạnh, nạn nhân có thể gặp phải di chứng như chấn thương cột sống, liệt tứ chi... nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong. Hành động của người đàn ông đó có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi xử lí tình huống mà không có sự hiểu biết của mình”.

Bác sĩ Tân đưa ra lời khuyên: “Khi có người ngã từ trên cao xuống thì những người xung quanh không nên bế vác dậy ngay mà cần nhanh chóng gọi xe cứu thương. Trong khi chờ nhân viên y tế tới thì cần kiểm tra xem nạn nhân có những chấn thương gì hay không. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, chỉ bị chảy máu thì băng bó vết thương, còn nếu bị gãy tay, chân thì cần cố định vùng gãy đúng cách”.

Cách sơ cứu nạn nhân tại chỗ

- Đưa cơ thể người bị nạn ra khỏi các vật đè lên trên như bê tông, cây cối, tường sập. Mọi thao tác được tiến hành nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm.

- Quan sát khu vực an toàn để sơ cứu cho nạn nhân- Kiểm tra đường thở như mũi, miệng, loại bỏ các vật cản để thông đường thở cho nạn nhân. Khi thấy thở yếu cần hô hấp nhân tạo vào miệng liên tục.

- Nếu thấy nạn nhân bị chấn thương vùng cổ thì đặt đầu nạn nhân thẳng trục ở tư thế trung gian. Đặc biệt không được xoay cổ, ngửa hay cúi gập xuống, nên để đầu bệnh nhân trên nền cứng. Chèn quần áo hoặc vải mềm 2 bên cổ để bệnh nhân không xoay cổ.

cach so cuu nguoi nga tu tren cao xuong.jpg 1

Cách sơ cứu khi bị ngã từ trên cao xuống. Mọi thao tác được tiến hành nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm.

- Những người sau khi bị ngã nếu thấy vùng cột sống lưng và xương ngực tổn thương thì nên đặt bệnh nhân nằm sấp hoặc nằm ngửa trên nền cứng. Cố định bệnh nhân ở đầu, vai, khung chậu.

- Thực hiện biện pháp chống sốc, đặt nạn nhân trên mặt phẳng, ủ ấm bằng chăn hoặc quần áo.

- Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Cách tốt nhất là gọi xe cứu thương và sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

comment Bình luận

largeer