Cảnh báo: Cả thế giới chưa chuẩn bị cho đại dịch COVID-19 tiếp theo
Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu thấp
CNN cho hay, không một quốc gia nào đạt điểm cao trong chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu GHS - một thước đo về sự chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp và vấn đề sức khỏe khác nhau do Sáng kiến Mối đe doạ Hạt nhân và Trung tâm Johns Hopkins về An ninh Y tế tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg đưa ra.
"Chỉ số GHS năm 2021 tiếp tục cho thấy tất cả các quốc gia vẫn còn thiếu một số năng lực quan trọng, điều này cản trở khả năng đáp ứng hiệu quả với COVID-19 và làm giảm khả năng sẵn sàng đối phó với dịch bệnh và các mối đe dọa đại dịch trong tương lai. Điểm trung bình của quốc gia trong năm 2021 là 38,9 trên 100, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019", báo cáo viết. Tổng điểm cao nhất chỉ là dưới 76 - chỉ số của Mỹ.
Lĩnh vực có mức độ sẵn sàng tồi tệ nhất là ngăn chặn sự xuất hiện của các mầm bệnh mới như virus đã gây ra đại dịch hiện nay. Báo cáo viết, mức trung bình toàn cầu để ngăn chặn sự xuất hiện hoặc phát tán mầm bệnh là 28,4 trên 100 - là điểm số thấp nhất trong Chỉ số GHS. Báo cáo cho thấy 113 quốc gia "ít để ý đến" các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Tiến sĩ Jennifer Nuzzo, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins nói: “Các nhà lãnh đạo hiện có quyền lựa chọn. Họ có thể đầu tư chuyên sâu, bền vững vào những năng lực mới được tạo ra trong quá trình ứng phó COVID-19 để chuẩn bị cho quốc gia của họ trong dài hạn, hoặc họ có thể quay trở lại chu kỳ hoảng loạn và bỏ bê kéo dài hàng thập kỷ khiến thế giới đối mặt nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng không thể tránh khỏi trong tương lai".
Báo cáo cho thấy 155/195 quốc gia trong cuộc khảo sát đã không đầu tư vào việc chuẩn bị cho đại dịch hoặc dịch bệnh trong vòng ba năm qua và 70% đã không đầu tư vào các phòng khám, bệnh viện và trung tâm y tế cộng đồng.
Theo báo cáo, rủi ro chính trị và an ninh đã gia tăng ở gần như tất cả các quốc gia, và những quốc gia có ít nguồn lực nhất có rủi ro cao nhất và khoảng cách chuẩn bị sẵn sàng lớn nhất. Dân số của 161 quốc gia có mức độ tin tưởng vào chính phủ của họ từ thấp đến trung bình.
Một địa điểm tiêm vaccine COVID-19 ở Mỹ
Quốc gia giàu có ứng phó với đại dịch
Báo cáo cho thấy Mỹ là ví dụ số 1 về điều này. "Với nhiều ca nhiễm được báo cáo hơn và nhiều ca tử vong hơn bất kỳ quốc gia nào khác, phản ứng kém của Mỹ đối với đại dịch COVID-19 đã gây chấn động thế giới. Làm thế nào mà một quốc gia với rất nhiều năng lực khi bắt đầu đại dịch lại có phản ứng sai lầm như vậy?" - báo cáo đặt câu hỏi.
Báo cáo cũng tìm thấy một số lý do. "Điều quan trọng nhất là Mỹ có điểm số thấp nhất có thể về lòng tin của công chúng đối với chính phủ - yếu tố được xác định là then chốt trong số các quốc gia có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao. Sự thiếu lòng tin như vậy có thể làm suy yếu sự tuân thủ của công chúng đối với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như đeo khẩu trang, thực hiện khuyến cáo ở nhà hoặc tiêm vaccine" - báo cáo cho hay.
Những điểm yếu khác của Mỹ bao gồm hạn chế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không có rào cản chi phí, số lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe và số giường bệnh trên đầu người thấp hơn nhiều quốc gia có thu nhập cao khác.
Kết quả cho thấy ngay cả những quốc gia giàu có và dường như đã chuẩn bị sẵn sàng vẫn có thể không ngăn chặn được đại dịch. "Công chúng phải tin tưởng lời khuyên từ các quan chức y tế và không phải đối mặt với những trở ngại, chẳng hạn như mất thu nhập, nếu các khuyến nghị bảo vệ phải được tuân theo" - báo cáo viết.
Bên cạnh đó, báo cáo cho rằng năng lực của hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng phải đi đôi với các chính sách và chương trình cho phép tất cả mọi người tuân thủ các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế toàn dân, nghỉ ốm có lương, chăm sóc trẻ em có trợ cấp, hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ lương thực và nhà ở là những ví dụ về các chính sách đã giúp người dân tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong đại dịch COVID-19.
Báo cáo đưa ra ví dụ Ghana và Ukraina đều cung cấp các dịch vụ trọn gói, chẳng hạn như hỗ trợ kinh tế hoặc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh và những người tiếp xúc với họ để tự cách ly hoặc cách ly. New Zealand đã tăng lương tối thiểu và bắt đầu cung cấp trợ cấp hàng tuần để hỗ trợ việc tham gia các biện pháp y tế công cộng trong cộng đồng.
(Theo AFP)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm