Cảnh báo kịp thời diễn biến bất thường của bão
Dự cuộc họp có Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái; các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV: Hoàng Đức Cường, Đặng Thanh Mai; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT. Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến các Đài KTTV khu vực: Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp
Bão cách Khánh Hòa 435km, gió giật cấp 17
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, lúc 21 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão số 9 ở khoảng 12.0oN; 113.1oE, cách Bình Định khoảng 460km, cách Khánh Hòa khoảng 435km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất: cấp 15 (165-185km/h), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 16 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi Bình Định - Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) là từ vĩ tuyến 9,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 16 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) là từ vĩ tuyến 11,0 đến 20,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi khoảng 15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 21/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 250km về phía Đông.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu thành một vùng áp thấp.
Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm phát biểu tại cuộc họp
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; ở khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8,0-10,0m; biển động dữ dội.
Từ đêm nay (18/12), ở vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7-8, từ ngày mai tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội; ở vùng biển ven bờ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ ngày mai tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động dữ dội.
Về gió mạnh trên đất liền, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, từ đêm nay (18/12) đến ngày 20/12, trên đất liền các tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7; trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên có gió mạnh cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 9.
Từ đêm nay (18/12) đến hết ngày 19/12, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa sẽ có mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trần Quang Năng báo cáo tại cuộc họp
Cảnh báo kịp thời diễn biến bất thường của bão
Phát biểu tại cuộc họp, ông Đặng Văn Dũng, Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Nam Trung Bộ có mưa nhỏ trên đất liền. Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, trạm khí tượng tại đảo Song Tử Tây đã quan trắc được gió bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Hiện nay các trang thiết bị và quan trắc viên của Đài đều tập trung cao độ, sẵn sàng cho việc dự báo diễn biến cơn bão số 9.
Về tình hình ứng phó tại các địa phương, hiện tại các hồ chứa tại khu vực đều đạt dung tích khoảng 80-90%, một số hồ đã đạt 100%. Dự báo lượng mưa của khu vực sẽ không quá lớn, chấm dứt nhanh nên lũ trên các sông ở Bình Định, Phú Yên ở mức BD1-BD2. Các tỉnh đã hoàn thành công tác di dời dân tại các lồng bè, tàu thuyền vào các khu neo đậu, tránh trú an toàn. Đài Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ đã thường xuyên cập nhật thông tin dự báo diễn biến của bão đến Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn và các đồng chí lãnh đạo địa phương để có phương án phòng chống, ứng phó bão kịp thời, phù hợp.
Quang cảnh cuộc họp
Lãnh đạo Đài KTTV tỉnh Bình Định cho biết, những ngày qua, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Định rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo ứng phó bão. Ngày 15/12, tỉnh đã sớm ra công điện chỉ đạo các huyện, thị ứng phó bão, thực hiện cấm biển từ 17 giờ chiều 17/12. Chỉ đạo Giám đốc cảng Quy Nhơn tuyệt đối không để tàu thuyền nằm ngoài phao số 0, tất cả đều phải được vào nơi neo đậu, tránh trú an toàn. Tỉnh cũng tổ chức các đoàn kiểm tra xuống trực tiếp các cảng, sắp xếp các khu neo đậu của tỉnh. Đồng thời, cho di dời người dân tại những nơi có nguy cơ sạt lở.
Lãnh đạo Đài KTTV tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong ngày hôm nay, lãnh đạo và người dân đảo Lý Sơn tập trung nhân lực cao độ cho công tác phòng, chống bão. Thực hiện neo đậu an toàn 719 lồng bè nuôi trồng thủy hải, quán triệt người dân không được ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, nếu không thực hiện sẽ tổ chức cưỡng chế. Nếu mưa lớn, huyện đảo Lý Sơn nhiều khả năng sẽ bị thiệt hại hơn 300ha trồng tỏi. Tỉnh Quảng Ngãi cũng tăng cường tuyên truyền, thông tin đến người dân về diễn biến của bão, cảnh báo người dân các huyện vùng núi về những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đảm bảo an toàn hồ chứa.
Đồng ý với thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, lãnh đạo Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, cho biết hiện tại, mạng lưới quan trắc phục vụ dự báo của Đài hoạt động ổn định. Các hồ chứa tại khu vực hiện đạt khoảng 90%, một số hồ đã đạt dung tích 100%; một số hồ đang xả nước để đạt ngưỡng mực nước an toàn theo quy định. Về tình hình tàu thuyền, theo báo cáo của các địa phương, tỉnh Quảng Nam có 3 tàu còn trên biển, Đà Nẵng có 1 tàu đang hoạt động và neo đậu ở khu vực Bãi Tư Chính, tỉnh Thừa Thiên-Huế có hơn 2000 phương tiện tàu thuyền đã vào bờ, đạt 100%. Công trình xây dựng thủy điện Rào Trăng 3 đã dừng thi công từ hôm nay. Các tỉnh cũng đã sẵn sàng phương án di dân.
Diễn biến của bão số 9 được cơ quan dự báo sát với thực tế
Bày tỏ sự đồng tình với nhận định của nhiều chuyên gia phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường cho biết, thực tế diễn biến bão số 9 hôm nay không khác nhiều so với những dự báo đã đưa ra từ hôm qua. Hiện nay, cường độ cơn bão vẫn duy trì ở mức khá mạnh, cấp 15. Ông Hoàng Đức Cường nhận định, tác động lớn nhất của cơn bão này ngoài gió mạnh, sóng lớn ngoài biển là nguy cơ sạt lở bờ biển do sóng đánh. Do đó, các cơ quan dự báo cần lưu ý, bổ sung thêm thông tin cảnh báo này trong các bản tin dự báo của mình. Đồng thời, cần bám sát địa phương, thông tin kịp thời cho lãnh đạo địa phương về diễn biến cơn bão, những bất thường của cơn bão để địa phương chủ động lên phương án ứng phó.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh, kết quả dự báo của Tổng cục KTTV đến thời điểm này là khá sát với diễn biến thực tế của cơn bão. Qua các thông tin dự báo này, từ Trung ương đến địa phương đã triển khai công tác phòng chống rất chủ động và từ xa. Tuy nhiên Thứ trưởng Lê Công Thành yêu cầu các đơn vị dự báo không được lơ là, chủ quan với kết quả bước đầu đó. Các đơn vị trực thuộc Tổng cục, đặc biệt là Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cần đề cao tinh thần trách nhiệm, làm việc tập trung, nghiêm túc, nghiên cứu thêm về cơn bão để tiếp tục đưa ra dự báo chính xác, kịp thời về hướng di chuyển, cường độ và phạm vi ảnh hưởng của bão số 9.
Sẵn sàng di dời 662 hộ/2.356 người
Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, cho biết, hiện nay, có 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã có lệnh cấm biển. Tính đến 16h00 ngày 18/12, đã tổ chức kiểm đếm và kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú, cụ thể: 58.720 tàu/298.360 lao động của các địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận biết diễn biến của bão để di chuyển tránh trú hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Rà soát phương án để sẵn sàng di dời 662 hộ/2.356 người trên các đảo: Lý Sơn (88 hộ/205 người), Cù Lao Chàm (336 hộ/1.090 người), Cồn Cỏ (19 hộ/70 người), Phú Quý (219 hộ/991 người).
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm