Cao Bằng cấp cứu trường hợp bị loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh gout
Theo người nhà kể người bệnh có tiền sử tăng huyết áp dùng thuốc không thường xuyên, gout mạn nhiều năm. Tự mua thuốc uống và điều trị nhiều nơi với nhiều thuốc giảm đau không rõ loại, không rõ chẩn đoán bệnh.
Đến khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện đau đầu âm ỉ, chóng mặt, có buồn nôn, nôn khan thì người bệnh đã bị xuất huyết tiêu hóa nghi do loét dạ dày tá tràng.

Người dân nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị, không nên tự ý sử dụng thuốc
Theo chia sẻ của BS. Hoàng Văn Kiền - Phó Trưởng Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng: “Thuốc giảm đau phần lớn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào, không cần sự kê đơn của bác sĩ. Nhưng người sử dụng lại không hề biết đến những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Các loại thuốc này khi lạm dụng sẽ xảy ra những tình trạng như:
* Có thể làm lu mờ hoặc biến dạng các triệu chứng của bệnh
Chẳng hạn bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường có triệu chứng là nhức đầu. Nếu tự ý dùng thuốc giảm đau thì triệu chứng nhức đầu sẽ giảm. Đối với những bệnh phức tạp, nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa… thì việc tự ý dùng thuốc lại càng rất nguy hiểm vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng nhưng bệnh vẫn tiến triển đến tình trạng nặng hơn.
* Phản ứng dị ứng với thuốc sử dụng
Đây là tác hại rất nguy hiểm vì mỗi loại thuốc từ thuốc giảm đau, hạ nhiệt đến các loại thuốc đặc trị đều có thể xảy ra phản ứng dị ứng. Hơn nữa, mỗi cơ thể có sự phản ứng riêng biệt, chẳng hạn có loại thuốc dùng cho người này thì không sao nhưng ở người khác thì trở thành nguy hiểm.
* Tổn thương gan
Thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol có thể có hại cho gan do chất peroxit được hình thành bởi sự chuyển hóa của paracetamol trong cơ thể. Do vậy cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng paracetamol. Uống 8 viên (500mg) trong một ngày có thể gây ra tổn thương gan cấp tính nghiêm trọng, đặc biệt ở những người hay uống rượu và có tiền sử bệnh gan từ trước.
* Kích ứng dạ dày
Một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau là kích thích dạ dày, nhất là uống thuốc trong khi dạ dày đang trống rỗng. Bạn có thể bị nôn và ợ nóng. Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin và naproxen,… gây kích ứng tổn thương cho dạ dày, thậm chí viêm loét và chảy máu dạ dày.
* Suy thận
Thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen có thể gây tổn thương thận và suy thận cho những người có bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đặc biệt những người có tiền sử bệnh thận.
* Sảy thai
Phụ nữ uống thuốc giảm đau trong 20 tuần đầu của thai kỳ có nhiều nguy cơ sảy thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai.
* Loãng máu
Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có khả năng làm loãng máu. Aspirin mang lại nhiều lợi ích cho người có vấn đề về đông máu và bệnh tim.
* Trầm cảm
Thuốc giảm đau làm giảm tác dụng của thuốc trị trầm cảm. Những người bị trầm cảm nên hạn chế dùng thuốc giảm đau.Với những tác dụng trên các bác sỹ khuyến cáo: người dân khi mắc bệnh, nhất thiết phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị. Không nên tự ý sử dụng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn tới suy gan, suy thận, suy hô hấp,… nếu không đến viện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải có sự hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của bác sĩ. Đến khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện đau đầu âm ỉ, chóng mặt, có buồn nôn, nôn khan thì người bệnh đã bị xuất huyết tiêu hóa nghi do loét dạ dày tá tràng.
Theo chia sẻ của BS. Hoàng Văn Kiền, Phó trưởng Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng: “Thuốc giảm đau phần lớn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào, không cần sự kê đơn của bác sĩ. Nhưng người sử dụng lại không hề biết đến những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Các loại thuốc này khi lạm dụng sẽ xảy ra những tình trạng như:
* Có thể làm lu mờ hoặc biến dạng các triệu chứng của bệnh
Chẳng hạn bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường có triệu chứng là nhức đầu. Nếu tự ý dùng thuốc giảm đau thì triệu chứng nhức đầu sẽ giảm. Đối với những bệnh phức tạp, nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa… thì việc tự ý dùng thuốc lại càng rất nguy hiểm vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng nhưng bệnh vẫn tiến triển đến tình trạng nặng hơn.
* Phản ứng dị ứng với thuốc sử dụng
Đây là tác hại rất nguy hiểm vì mỗi loại thuốc từ thuốc giảm đau, hạ nhiệt đến các loại thuốc đặc trị đều có thể xảy ra phản ứng dị ứng. Hơn nữa, mỗi cơ thể có sự phản ứng riêng biệt, chẳng hạn có loại thuốc dùng cho người này thì không sao nhưng ở người khác thì trở thành nguy hiểm.
* Tổn thương gan
Thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol có thể có hại cho gan do chất peroxit được hình thành bởi sự chuyển hóa của paracetamol trong cơ thể. Do vậy cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng paracetamol. Uống 8 viên (500 mg) trong một ngày có thể gây ra tổn thương gan cấp tính nghiêm trọng, đặc biệt ở những người hay uống rượu và có tiền sử bệnh gan từ trước.
* Kích ứng dạ dày
Một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau là kích thích dạ dày, nhất là uống thuốc trong khi dạ dày đang trống rỗng. Bạn có thể bị nôn và ợ nóng. Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin và naproxen,… gây kích ứng tổn thương cho dạ dày, thậm chí viêm loét và chảy máu dạ dày.
*Suy thận
Thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen có thể gây tổn thương thận và suy thận cho những người có bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đặc biệt những người có tiền sử bệnh thận.
* Sảy thai
Phụ nữ uống thuốc giảm đau trong 20 tuần đầu của thai kỳ có nhiều nguy cơ sảy thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai.
* Loãng máu
Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có khả năng làm loãng máu. Aspirin mang lại nhiều lợi ích cho người có vấn đề về đông máu và bệnh tim.
* Trầm cảm
Thuốc giảm đau làm giảm tác dụng của thuốc trị trầm cảm. Những người bị trầm cảm nên hạn chế dùng thuốc giảm đau.Với những tác dụng trên các bác sỹ khuyến cáo: người dân khi mắc bệnh, nhất thiết phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị. Không nên tự ý sử dụng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn tới suy gan, suy thận, suy hô hấp,… nếu không đến viện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải có sự hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của bác sĩ.
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am -
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Vào tối ngày 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu - là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.April 11 at 11:30 am